9/30/2013

HOẠT ĐỘNG NHÓM SÁNG NGÀY 1/10/2013

1.LIỆT KÊ CÁC LỢI ÍCH KHI KẾT NỐI MẠNG.
2.LIỆT KÊ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG MÁY TÍNH.
Sau khi thảo luận nhóm thống nhất:

1.Các lợi ích khi kết nối mạng:

-Chia sẻ tài nguyên
-Tạo hệ thống CSDL lớn để chia sẻ cho các TV khác.
-Truyền dữ liệu và sao chép dữ liệu.
-Sử dụng chung các công cụ tiện ích trên hệ thống máy tính.
-Trao đổi thông tin, hình ảnh, điện thoại trực tuyến...
-Dùng chung thiết bị ngoại vi.
-Giảm chi phí và thời gian đi lại.
-Tăng độ tin cậy của hệ thống.
-Thống nhất chuẩn nghiệp vụ thông qua phần mềm ứng dụng.
-Dễ quản lý.
-Thống nhất khai thác dữ liệu.
-Tạo thành hệ thống tính toán lớn.
-Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin.
-Lưu trữ nhiều file.
-Quảng bá thông tin.
-Kết nối bạn bè và người thân từ xa.
-Thuận tiện đào tạo qua mạng , họp trực tuyến.

2.Thành phần của 1 mạng máy tính:

-Phần cứng
-Phần mềm
.Các loại máy tính: Laptop, PC, MainFrame
.Các thiết bị giao tiếp (card mạng, Hub, Switch, Router)
.Môi trường truyền dẫn( cáp, sóng điện từ, sóng viba, tia hồng ngoại...)
.Các thiết bị ngoại vi : máy in, máy fax,
.Các giao thức mạng : TCP/IP
.Các hệ điều hành mạng : Windows, Netware, Unix...
.Các tài nguyên : file ,thư mục






9/19/2013

Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 của Liên hiệp thư viện Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ tại Đà Lạt.

Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; củng cố thêm kiến thức để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu sâu sắc hơn về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ đã tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2013 với chủ đề "Âm vang Điện Biên" vào ngày 08/8/2013 tại Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng. Về tham dự liên hoan có sự hiện diện của bà Phạm Thị Quỳnh Lan – chuyên viên Vụ thư viện, Ông Nguyễn Xuân Dũng - P.GĐ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ông Nguyễn Hoàng Thu – Chủ tịch Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ; Đại diện Ban Giám đốc và các chuyên viên của các Thư viện tỉnh thành viên. Đặc biệt là sự góp mặt của gần 100 thí sinh thuộc 9 đội tuyển là những cán bộ thư viện của các Thư viện tỉnh thành viên Liên hiệp, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, KHTH TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh .

Hình ảnh

Tại buổi liên hoan, thí sinh các đội tuyển đã trải qua 4 phần thi: giới thiệu đội hình; trả lời câu hỏi kiến thức về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; tuyên truyền giới thiệu sách và thi năng khiếu, với thời gian quy định không quá 40 phút. Các thí sinh tham gia dự thi rất khéo léo và sáng tạo để minh họa bằng hình thức sân khấu hóa cho 4 phần thi của đội tuyển mình. Đặc biệt, trong phần thi tuyên truyền, giới thiệu sách, các thí sinh đã thu hút sự chú ý, theo dõi của Ban Giám khảo và các đại biểu qua cách trình bày diễn cảm thể hiện bằng cảm xúc của chính mình khi được giới thiệu những cuốn sách viết về tinh thần chiến đấu quật cường, lòng quả cảm, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hay những tấm gương thương binh, anh hùng liệt sĩ, những trận đánh tiêu biểu trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), đặc biệt là trận Điện Biên Phủ (7/5/1954) – một mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam. Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 1 giải A cho đội tuyển Thư viện tỉnh Bình Dương; 8 giải B cho các đội tuyển còn lại. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao 4 giải phụ gồm: Giải giới thiệu đội hình hay nhất, giải trả lời câu hỏi chính xác và mang tính sáng tạo, giải giới thiệu sách hay nhất và giải năng khiếu. Liên hoan đã diễn ra thành công tốt đẹp, Ban Tổ chức của Liên hiệp Thư viện Khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ đã quyết định chọn đội tuyển Thư viện tỉnh Bình Dương là đội tuyển xuất sắc nhất sẽ đại diện cho Khu vực tham dự Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc, dự kiến tổ chức vào tháng 3/2014 tại Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).
Phượng Linh

9/18/2013

Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống

Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống Đây là khẩu hiệu của Dự án thí điểm BMGF-VN do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì trong 3 năm qua, với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates Chú trọng đầu tư cho phát triển nông thôn, an sinh xã hội Làng Mráh - Vóc dáng của vùng nông thôn mới Do thực hiện có hiệu quả, Dự án tiếp tục nhận được sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates để nhân rộng ra 40 tỉnh trong 5 năm tới. Lễ khởi động Dự án giai đoạn 2011-2016 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 11/2011. Phóng viên VOV phỏng vấn TS. Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án thí điểm BMGF-VN về việc triển khai dự án trong thời gian tới. PV: Thưa ông, tại sao Quỹ Bill & Melinda Gates lại chọn Việt Nam để thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” (BMGF-VN)? TS. Phan Hữu Phong: Theo tôi, việc Quỹ Bill & Melinda Gates chọn Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á để triển khai Dự án bởi những lý do sau: Thứ nhất, tình hình chính trị ở Việt Nam rất ổn định. Điều này đảm bảo cho sự bền vững của Dự án sau này. Mục tiêu của nhà tài trợ là “mọi người bình đẳng trong việc hưởng lợi từ CNTT mang lại” phù hợp với các chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam, cũng như các Bộ, ngành liên quan là: Đưa Internet về nông thôn, đưa thông tin về cơ sở… phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy dự án được chính phủ, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ. Thứ hai, Việt Nam có hệ thống thư viện công cộng tại tỉnh, huyện ổn định và hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) rộng khắp ở các xã nông thôn (8.000 điểm/10.000 xã). Hai hệ thống này có đủ các tiêu chí để có thể triển khai chương trình thành công và bền vững. Thứ ba, Việt Nam có sự ủng hộ và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là lãnh đạo Bộ TT & TT, Bộ VH- TT - DL, UBND các tỉnh, Sở TT & TT các tỉnh thí điểm. PV: Thưa ông, thực tế việc triển khai thí điểm Dự án thời gian qua, người dân nông thôn có thực sự được hưởng các lợi ích như khẩu hiệu Dự án đưa ra là “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống”? TS. Phan Hữu Phong: Khi mới đưa máy tính về các điểm BĐVHX, thư viện trường học, thư viện bệnh viện và thư viện UBND xã, ở những vùng này Internet vẫn còn xa lạ và người ta nghĩ tới Internet với mặt trái nhiều hơn. Chính vì vậy, quá trình thực hiện được chúng tôi tiến hành khá bài bản. Đầu tiên là đánh giá tác động, sau đó là đánh giá nhu cầu để lắp đặt thiết bị cho phù hợp với địa phương. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ và người dân nơi thụ hưởng Dự án. Chúng tôi đã mở hơn 200 lớp đào tạo cho hơn 4.000 người dân ở các địa phương. Thông qua các lớp đào tạo, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đã được nâng lên. Số lượng người dân tới sử dụng dịch vụ tại Thư viện và điểm BĐVHX tại các vùng Dự án đã tăng lên đáng kể. Thông qua Dự án, hiệu quả kinh doanh của các điểm BĐVHX cũng tăng lên. Dự án đã tạo ra một môi trường thân thiện và nhiều tiện ích, khuyến khích người dân địa phương sử dụng máy tính và dịch vụ Internet công cộng. Internet đã kết nối người dân ở các vùng khác nhau, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, giữa người giàu và người nghèo. Người dân đã biết áp dụng các thông tin hữu ích để tìm được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được các thành công bước đầu. Những ví dụ cụ thể mà Dự án mang lại có thể kể đến như: Nhờ có Internet, chị Vi Thị Nhang, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã biết cách nuôi gà có lãi cao hơn. Vui hơn nữa là con chị đi cùng mẹ đến điểm BĐVHX để học toán trên mạng, và từ học sinh kém, em đã trở thành học sinh giỏi toán của lớp. Hay một nông dân người Khmer ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ Internet. Một nông dân ở Đại Từ, Thái Nguyên sử dụng thông tin trên Internet để nuôi lợn rừng thành công mang lại lợi nhuận cao… Đặc biệt, có một chị ở Đại Từ, Thái Nguyên, 12 năm trước, do hoàn cảnh khó khăn đã phải cho con đi làm con nuôi, chị chỉ giữ lại một tấm danh thiếp có địa chỉ email. Khi có Internet, chị đã nhờ nhân viên ở điểm BĐVHX liên lạc với địa chỉ người nhận nuôi con ở Pháp. Thật khó tả hết niềm vui của hai mẹ con khi liên lạc được với nhau. Hơn nữa, bố mẹ nuôi của con chị còn giúp chị ấy xây nhà và ủng hộ 12.000 euro để xã làm đường giao thông nông thôn. TS. Phan Hữu Phong PV: Thưa ông, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nào từ việc triển khai Dự án thời gian qua? TS. Phan Hữu Phong: Có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ Dự án thí điểm này. Để thực hiện thành công Dự án trong những năm tới, theo tôi cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, phải có sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ cho đến các Bộ, ngành và các địa phương. Vai trò trực tiếp của cán bộ Thư viện và BĐVHX cũng vô cùng quan trọng đối với sự thành công của Dự án. Những người này cần phải được đào tạo bài bản, quan trọng nhất là họ phải có nhiệt tình. Bên cạnh đó, để Dự án thành công, việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu người dùng, cũng như việc lựa chọn địa điểm thực hiện cũng hết sức quan trọng. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết tốt bài toán: thời gian, chất lượng và tiến độ của Dự án theo yêu cầu của nhà tài trợ với việc đảm bảo thủ tục hành chính của Việt Nam. Thứ ba, phải chú ý tới chất lượng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại các điểm thực hiện dự án. Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng từ phía địa phương và nhân lực thực hiện Dự án tại địa phương đó. Ngoài ra, công tác tuyên truyền có tác động rất lớn tới Dự án, đặc biệt, phải tập trung tuyên truyền tới người dân. PV: Được biết, Dự án này vừa được trao giải thưởng quốc tế eWorld cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Vậy sức thuyết phục của Dự án là gì, thưa ông? TS. Phan Hữu Phong: Tháng 6/2011, Dự án thí điểm được mời tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011. Đây là giải thưởng quốc tế được tổ chức song hành với diễn đàn eWord diễn ra tại Ấn Độ, với sự tham gia của hơn 150 dự án từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc bỏ phiếu qua mạng và bầu chọn trực tiếp, Dự án thí điểm của Việt Nam đã vinh dự đạt Giải thưởng quốc tế mang tên “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Để đạt được Giải thưởng này, Dự án của chúng ta đã có sáng tạo là bổ sung vào mô hình phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua máy tính và Internet cho hệ thống thư viện công cộng, cũng như điểm BĐVHX mà Dự án phục vụ. Đáng chú ý, Dự án đã góp phần khuyến khích các hoạt động cộng đồng, phối hợp với các địa phương tổ chức các ngày hội Internet, tạo cơ hội để khuyến khích tăng thêm nguồn lực để thực hiện. Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, Dự án còn lập ra các trang web/kênh thông tin phù hợp để hỗ trợ người dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận với thông tin mà họ cần, thậm chí bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, Dự án còn áp dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp thông tin, quản lý việc cung cấp dịch vụ để phục vụ cho bà con một cách tốt nhất. PV: Sắp tới, Dự án sẽ được triển khai tại 40 tỉnh, thành phố, với tổng giá trị hơn 50 triệu USD. Vậy mục tiêu cần đạt được của Dự án trong thời gian tới là gì, thưa ông? TS. Phan Hữu Phong: Khi Việt Nam được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, chúng ta gần như đạt chuẩn để các tổ chức quốc tế khác có thể tài trợ. Có thể nói, Dự án đã mở đường cho các dự án tài trợ khác. Sắp tới, chúng tôi hướng tới 3 nội dung chính: Đầu tiên phải thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ theo yêu cầu của nhà tài trợ. Thứ hai là tập trung cho tính bền vững của Dự án. Thứ ba, chúng tôi ưu tiên góp phần xây dựng chính sách nông thôn mới theo các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!./.

Quỹ Bill & Melinda Gates giúp nông dân Việt Nam dùng máy tính

►Máy tính và Internet sẽ được trang bị cho nhiều xã, huyện vùng sâu vùng xa ở ba tỉnh Nghệ An, Trà Vinh và Thái Nguyên...Xem nhiều Các nhà mạng đột ngột dịu giọng với OTT Các nhà mạng đột ngột dịu giọng với OTTGiá iPhone ở nước nào đắt nhất?iPhone 5S chạy nhanh gấp năm lần iPhone 5Những điều đáng nể chỉ có ở iPhone 5SCận cảnh đồng hồ thông minh của SamsungMới nhất BlackBerry cắt giảm gần một nửa nhân viên BlackBerry cắt giảm gần một nửa nhân viênViệt Nam có 9/20 ứng viên cho giải công nghệ thông tin ASEAN“Đế chế” Internet Trung Quốc ngang ngửa Facebook về giá trị vốn hóaCông nghiệp phần cứng Việt Nam bứt tốc mạnh nhờ Samsung, IntelCận cảnh iPhone 5S vàngMẠNH CHUNG 0InNgười dân nông thôn, vùng sâu vùng xa ở ba tỉnh Nghệ An, Trà Vinh và Thái Nguyên sắp tới sẽ được hưởng nhiều lợi ích về công nghệ thông tin, truyền thông, nhờ vốn tài trợ từ Quỹ Bill & Melinda Gates. Đó là nội dung chính của dự án "Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Intenet công công tại Việt Nam", vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hôm qua, 20/4. Dự án miễn phí sử dụng dịch vụ viễn thông, thông tin này do Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (quỹ BMG) viện trợ, sẽ được Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trong vòng 18 tháng (từ tháng 2/2009 - tháng 7/2010) tại ba tỉnh trên. Tổng số vốn thực hiện dự án là hơn 2,6 triệu USD, trong đó quỹ BMG viện trợ không hoàn lại hơn 2,1 triệu USD. Vốn đối ứng của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là 31.000 USD, các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan ban ngành khác đóng góp gần 400.000 USD bằng việc chuẩn bị sẵn nhân lực, cơ sở hạ tầng mạng, thiết bị văn phòng, nhà trạm, điện lưới sẵn có... Theo đó, mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần tạo cơ hội cho người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa được hưởng lợi ích do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhằm rút ngắn về khoảng cách công nghệ số cũng như chất lượng thông tin giữa các vùng miền. Theo ước tính ban đầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ có khoảng 10.000 người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa được hưởng lợi ích từ dự án này. Được biết, trong giai đoạn thí điểm, dự án sẽ trang bị hơn 700 máy tính tại 99 điểm truy nhập viễn thông công cộng là các điểm bưu điện văn hóa xã và các thư viện tỉnh, huyện, thư viện các trường học, bệnh viện, UBND xã. Cụ thể mỗi điểm bưu điện văn hóa xã sẽ được trang bị 5 máy tính, 1 máy in, các trang thiết bị đi kèm cùng với chi phí khác và tiền lương cho người quản lý. Tại mỗi điểm truy nhập viễn thông kết hợp với thư viện địa phương, thư viện bệnh viện, trường học sẽ trang bị từ 5-20 máy tính, 1 máy in cùng các trang thiết bị đi kèm. Đồng thời, dự án cũng tiến hành đào tạo cho cán bộ quản lý cũng như đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính, truy nhập Internet, cách khai thác thông tin cho người dân nông thôn để người dân có thể khai thác những thông tin hữu ích nằm phục vụ đời sống và sản suất của chính họ. Trong các hợp phần của dự án, Ban quản lý dự án sẽ thiết kế một trang web nhằm đưa lên các nội dung về nông nghiệp, nông thôn, kinh nghiệm sản xuất, thông tin về kinh tế, xã hội, các chính sách pháp luật, các thông tin bổ ích về sức khỏe, lối sống bằng ngôn ngữ địa phương từng miền để phục vụ các nhu cầu kiến thức, thông tin cho người thân. Đại diện Quỹ BMF, bà Deborah Jacobs cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á nhận được sự viện trợ của quỹ BMF về viễn thông công ích. Theo bà Deborah, lý do BMF lựa chọn Việt Nam vì đây là quốc gia có mức độ sử dụng Internet cao nhất Châu Á, đồng thời Chính phủ có mức độ cam kết cao về đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ viễn thông công ích cũng như chú trọng phát triển công nghệ thông tin nhằm xóa mờ khoảng cách giữa các vùng miền để toàn người dân Việt Nam có thể được hưởng lợi ích từ công nghệ thông tin và truyền thông. Quỹ Bill & Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation) hiện là tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, do Bill Gates - chủ tịch và người lập ra tập đoàn phần mềm Microsoft, và vợ của ông, bà Melinda Gates, sáng lập. Quỹ ra đời tháng 1/2000, với mục đích nâng cao chăm sóc y tế và giảm nghèo đói trên toàn cầu.


Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống

Đây là khẩu hiệu của Dự án thí điểm BMGF-VN do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì trong 3 năm qua, với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates

Do thực hiện có hiệu quả, Dự án tiếp tục nhận được sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates để nhân rộng ra 40 tỉnh trong 5 năm tới. Lễ khởi động Dự án giai đoạn 2011-2016 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 11/2011.
Phóng viên VOV phỏng vấn TS. Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án thí điểm BMGF-VN về việc triển khai dự án trong thời gian tới.
PV: Thưa ông, tại sao Quỹ Bill & Melinda Gates lại chọn Việt Nam để thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” (BMGF-VN)?
TS. Phan Hữu Phong: Theo tôi, việc Quỹ Bill & Melinda Gates chọn Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á để triển khai Dự án bởi những lý do sau:
Thứ nhất, tình hình chính trị ở Việt Nam rất ổn định. Điều này đảm bảo cho sự bền vững của Dự án sau này. Mục tiêu của nhà tài trợ là “mọi người bình đẳng trong việc hưởng lợi từ CNTT mang lại” phù hợp với các chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam, cũng như các Bộ, ngành liên quan là: Đưa Internet về nông thôn, đưa thông tin về cơ sở… phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy dự án được chính phủ, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ.
Thứ hai, Việt Nam có hệ thống thư viện công cộng tại tỉnh, huyện ổn định và hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) rộng khắp ở các xã nông thôn (8.000 điểm/10.000 xã). Hai hệ thống này có đủ các tiêu chí để có thể triển khai chương trình thành công và bền vững.
Thứ ba, Việt Nam có sự ủng hộ và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là lãnh đạo Bộ TT & TT, Bộ VH- TT - DL, UBND các tỉnh, Sở TT & TT các tỉnh thí điểm.
PV: Thưa ông, thực tế việc triển khai thí điểm Dự án thời gian qua, người dân nông thôn có thực sự được hưởng các lợi ích như khẩu hiệu Dự án đưa ra là “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống”?
TS. Phan Hữu Phong: Khi mới đưa máy tính về các điểm BĐVHX, thư viện trường học, thư viện bệnh viện và thư viện UBND xã, ở những vùng này Internet vẫn còn xa lạ và người ta nghĩ tới Internet với mặt trái nhiều hơn. Chính vì vậy, quá trình thực hiện được chúng tôi tiến hành khá bài bản. Đầu tiên là đánh giá tác động, sau đó là đánh giá nhu cầu để lắp đặt thiết bị cho phù hợp với địa phương. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ và người dân nơi thụ hưởng Dự án. Chúng tôi đã mở hơn 200 lớp đào tạo cho hơn 4.000 người dân ở các địa phương.
Thông qua các lớp đào tạo, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đã được nâng lên. Số lượng người dân tới sử dụng dịch vụ tại Thư viện và điểm BĐVHX tại các vùng Dự án đã tăng lên đáng kể. Thông qua Dự án, hiệu quả kinh doanh của các điểm BĐVHX cũng tăng lên.
Dự án đã tạo ra một môi trường thân thiện và nhiều tiện ích, khuyến khích người dân địa phương sử dụng máy tính và dịch vụ Internet công cộng. Internet đã kết nối người dân ở các vùng khác nhau, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, giữa người giàu và người nghèo. Người dân đã biết áp dụng các thông tin hữu ích để tìm được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được các thành công bước đầu.
Những ví dụ cụ thể mà Dự án mang lại có thể kể đến như: Nhờ có Internet, chị Vi Thị Nhang, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã biết cách nuôi gà có lãi cao hơn. Vui hơn nữa là con chị đi cùng mẹ đến điểm BĐVHX để học toán trên mạng, và từ học sinh kém, em đã trở thành học sinh giỏi toán của lớp. Hay một nông dân người Khmer ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ Internet. Một nông dân ở Đại Từ, Thái Nguyên sử dụng thông tin trên Internet để nuôi lợn rừng thành công mang lại lợi nhuận cao…
Đặc biệt, có một chị ở Đại Từ, Thái Nguyên, 12 năm trước, do hoàn cảnh khó khăn đã phải cho con đi làm con nuôi,  chị chỉ giữ lại một tấm danh thiếp có địa chỉ email. Khi có Internet, chị đã nhờ nhân viên ở điểm BĐVHX liên lạc với địa chỉ người nhận nuôi con ở Pháp. Thật khó tả hết niềm vui của hai mẹ con khi liên lạc được với nhau. Hơn nữa, bố mẹ nuôi của con chị còn giúp chị ấy xây nhà và ủng hộ 12.000 euro để xã làm đường giao thông nông thôn.
TS. Phan Hữu Phong
PV: Thưa ông, chúng ta có thể rút ra nhữngbài học kinh nghiệm nào từ việc triển khai Dự án thời gian qua?
TS. Phan Hữu Phong: Có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ Dự án thí điểm này. Để thực hiện thành công Dự án trong những năm tới, theo tôi cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, phải có sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ cho đến các Bộ, ngành và các địa phương. Vai trò trực tiếp của cán bộ Thư viện và BĐVHX cũng vô cùng quan trọng đối với sự thành công của Dự án. Những người này cần phải được đào tạo bài bản, quan trọng nhất là họ phải có nhiệt tình. Bên cạnh đó, để Dự án thành công, việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu người dùng, cũng như việc lựa chọn địa điểm thực hiện cũng hết sức quan trọng.
Thứ hai, chúng ta phải giải quyết tốt bài toán: thời gian, chất lượng và tiến độ của Dự án theo yêu cầu của nhà tài trợ với việc đảm bảo thủ tục hành chính của Việt Nam.
Thứ ba, phải chú ý tới chất lượng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại các điểm thực hiện dự án. Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng từ phía địa phương và nhân lực thực hiện Dự án tại địa phương đó. Ngoài ra, công tác tuyên truyền có tác động rất lớn tới Dự án, đặc biệt, phải tập trung tuyên truyền tới người dân.
PV: Được biết, Dự án này vừa được trao giải thưởng quốc tế eWorld cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Vậy sức thuyết phục của Dự án là gì, thưa ông?
TS. Phan Hữu Phong: Tháng 6/2011, Dự án thí điểm được mời tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011. Đây là giải thưởng quốc tế được tổ chức song hành với diễn đàn eWord diễn ra tại Ấn Độ, với sự tham gia của hơn 150 dự án từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc bỏ phiếu qua mạng và bầu chọn trực tiếp, Dự án thí điểm của Việt Nam  đã vinh dự đạt Giải thưởng quốc tế mang tên “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”.
Để đạt được Giải thưởng này, Dự án của chúng ta đã có sáng tạo là bổ sung vào mô hình phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua máy tính và Internet cho hệ thống thư viện công cộng, cũng như điểm BĐVHX mà Dự án phục vụ. Đáng chú ý, Dự án đã góp phần khuyến khích các hoạt động cộng đồng, phối hợp với các địa phương tổ chức các ngày hội Internet, tạo cơ hội để khuyến khích tăng thêm nguồn lực để thực hiện.
Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, Dự án còn lập ra các trang web/kênh thông tin phù hợp để hỗ trợ người dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận với thông tin mà họ cần, thậm chí bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, Dự án còn áp dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp thông tin, quản lý việc cung cấp dịch vụ để phục vụ cho bà con một cách tốt nhất.
PV: Sắp tới, Dự án sẽ được triển khai tại 40 tỉnh, thành phố, với tổng giá trị hơn 50 triệu USD.  Vậy mục tiêu cần đạt được của Dự án trong thời gian tới là gì, thưa ông?
TS. Phan Hữu Phong: Khi Việt Nam được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, chúng ta gần như đạt chuẩn để các tổ chức quốc tế khác có thể tài trợ. Có thể nói, Dự án đã mở đường cho các dự án tài trợ khác.
Sắp tới, chúng tôi hướng tới 3 nội dung chính: Đầu tiên phải thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ theo yêu cầu của nhà tài trợ. Thứ hai là tập trung cho tính bền vững của Dự án. Thứ ba, chúng tôi ưu tiên góp phần xây dựng chính sách nông thôn mới theo các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!./.



Quỹ Bill & Melinda Gates trang bị 700 máy tính cho 99 điểm công cộng
Thứ tư, 30/11/-0001 - 07:06 AM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định    

Ngày 21-10, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả tác động của dự án thí điểm này.
Trong buổi tổng kết, ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban quản lý Dự án thí điểm kể lại những câu chuyện cảm động. Nhờ có internet mà chị Lê Thị Châm ở thôn Dốc Sài, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tìm được con sau 12 năm cho làm con nuôi. Hay chị Vi Thị Nhang ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã nuôi gà có lãi hơn. Còn con trai chị, nhờ theo mẹ đến điểm bưu điện văn hóa xã để học toán trên mạng mà từ học sinh kém thành học sinh giỏi toán của lớp. Một nông dân người Khơme ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ internet…
Dự án Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với số tiền 2,1 triệu USD, Bộ TT-TT giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam làm chủ dự án. Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ người dân nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả, bền vững với CNTT và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với CNTT mang lại, từ đó cải thiện cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Qua dự án này, người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn có thể sử dụng máy tính và tìm kiếm thông tin sẵn có phù hợp với nhu cầu sử dụng thông qua truy cập internet được cung cấp tại thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã.
Trong giai đoạn thí điểm, dự án đã được thực hiện tại 99 điểm truy nhập viễn thông công cộng là các điểm bưu điện văn hóa xã và các thư viện tỉnh, huyện, thư viện trường học, bệnh viện, UBND xã.
Dự án cũng đã mở 15 lớp đào tạo cho 336 nhân viên thư viện và bưu điện văn hóa xã, mở 198 lớp đào tạo cho gần 4.000 lượt người dân thuộc các nhóm đối tượng khác nhau.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Đức Lai khẳng định, dự án thí điểm đã nâng cao khả năng hưởng thụ thông tin của người dân, qua đó tạo được sự kích cầu về sử dụng máy tính và internet của người dân. Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án tiếp tục làm tốt các yêu cầu của Ban chỉ đạo dự án, tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả ở các điểm bưu điện văn hoá xã. Thứ trưởng khẳng định, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để được tài trợ và mở rộng dự án sang các tỉnh.
HỒNG VÂN
http://www.nhandan.com.vn/congnghe/thong-tin-so/item/12242302-.html


Quỹ Bill & Melinda Gates tiếp tục tài trợ dự án tại Việt Nam

17:00 11/11/2011
Hôm nay, 11/11/2011 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động dự án mở rộng “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”.

Dự án này do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tiếp tục tài trợ từ sự thành công của dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (Bộ TT & TT) thực hiện từ 2008-2011 tại 99 điểm công cộng bao gồm các điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐVHX), thư viện cấp tỉnh, huyện và thư viện trường học, bệnh viện tại 3 tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên và Trà Vinh.

Bà Deborah Jacobs, Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của BMGF

Dự án mở rộng sẽ được Bộ TT & TT chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND 40 tỉnh, VNPost và các đơn vị liên quan triển khai tại 400 điểm Thư viện công cộng (cấp tỉnh, huyện) và 1.500 điểm BĐVHX trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện là 5 năm, từ 2011 – 2016. Tổng kinh phí dự án là 50.568.362 USD bao gồm:
-         Tài trợ không hoàn lại của BMGF: 29.998.220 USD
-         Tài trợ bằng phần mềm của Microsoft: 3.639.000 USD
-         Vốn đối ứng phía Việt Nam: 16.931.142 USD

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Deborah Jacobs, Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của BMGF cho biết: Bà rất tin tưởng khi BMGF chọn Việt Nam là nước thực hiện dự án lớn đầu tiên của Chương trình thư viện toàn cầu tại châu Á và là nước tiên phong làm mô hình cho 12 nước khác tiếp theo tại châu Á học tập kinh nghiệm. Bà Jacobs cũng nhấn mạnh, chính các cam kết của Chính phủ Việt Nam và các đối tác sẽ là yếu tố quyết định để dự án có thể tạo ra những tiến bộ bền vững, duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc.
Đại diện tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Minh Dân phát biểu tại buổi lễ

Đại diện tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Minh Dân, Ủy viên Hội đồng thành viên – Trưởng ban kiểm soát tập đoàn VNPT phát biểu tại buổi lễ: Tập đoàn VNPT cam kết sẽ tài trợ đường truyền băng rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.500 điểm thư viện công cộng và BĐVHX của dự án cũng như hỗ trợ công tác đào tạo kỹ năng cho các nhân viên BĐVHX và TVCC để nâng cao chất lượng phục vụ của họ cho người dân.

Khẩu hiệu của BMGF: “Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng lợi do CNTT mang lại” cùng với khẩu hiệu dự án “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống” thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu lâu dài của dự án là: Hỗ trợ người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với CNTT và được hưởng lợi từ sự tiếp cận này để cải thiện cuộc sống.

Hoàng Mai


GIỚI THIỆU VỀ QUỸ BILL & MELINDA GATES VÀ DỰ ÁN
I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)
    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận với các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett. 
II. DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
     Ngày 12/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1138/TTg-QHQT cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận Internet công cộng tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016, có tổng giá trị hơn 50,5 triệu USD, trong đó trên 33,6 triệu USD do Quỹ BMG và Công ty Microsoft (Mỹ) tài trợ. Dự án này đã được Thủ tướng duyệt về kinh phí, giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trong thời gian 5 năm (2011-2016). Dự án mở rộng sẽ được thực hiện tại gần 2.000 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm thư viện và BĐVHX ở 40 tỉnh trong cả nước.

    Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần cùng với các chương trình phát triển quốc gia khác của Chính phủ Việt Nam tạo cơ hội cho người dân nông thôn được hưởng lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại. Dự kiến, sau 5 năm triển khai, Dự án mở rộng sẽ mang lại những đổi thay cơ bản cho các điểm BĐVHX và thư viện tại 40 tỉnh nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân thông qua việc tiếp cận CNTT hiện đại, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị. Các điểm lựa chọn sẽ được trang bị máy tính, thiết bị chuyên dùng phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet băng thông rộng và tìm hiểu thông tin của người dân. Dự án cũng triển khai đào tạo cho cán bộ quản lý, đồng thời đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người dân để họ có thể khai thác các thông tin hữu ích, phù hợp, phục vụ chính cuộc sống của họ.

     Về nội dung, Dự án mở rộng sẽ tập trung cho công tác cung cấp nội dung thông tin về “Tam nông” để có thể phục vụ hiệu quả, tiện lợi nhất cho bà con nông dân và các tầng lớp dân cư sống trong các vùng triển khai dự án. Đồng thời, Dự án mở rộng sẽ kết hợp và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các Bộ, ngành như chương trình nông thôn mới, chương trình đưa thông tin về cơ sở. Do đó, dự án sẽ ưu tiên các xã được chọn xây dựng xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

     Dự án được sự đồng thuận về hợp tác triển khai của các đối tác là các Bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), lãnh đạo của 40 tỉnh cũng như sự đón nhận và ủng hộ của địa phương và người dân. Đồng thời dự án sẽ nhận được sự tài trợ của Microsoft tặng bản quyền các phần mềm sử dụng cho các máy tính lắp đặt tại các điểm thư viện, bưu điện văn hoá xã và hoạt động của dự án. 




Nghiệm thu dự án Bill & Melinda Gates

Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF Việt Nam) tài trợ cho 12 tỉnh trong giai đoạn 1, sẽ được nghiệm thu trong tháng 9. > Dự án quỹ từ thiện Bill Gates khai trương vào tháng 10 / FPT IS triển khai dự án cho quỹ từ thiện Bill Gates Từ ngày 7/9, FPT IS cùng các đơn vị liên quan như Ban Quản lý dự án (PMU), Bộ Thông tin và Truyền thông, Crown Agents (đại diện nhà tài trợ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VnPost)… đã tiến hành nghiệm thu dự án BMGF tại tỉnh Thái Nguyên. 11 tỉnh còn lại sẽ được nghiệm thu từ ngày 10/9 và kéo dài đến hết tháng 9. Theo Quản trị dự án Phạm Thành Công, việc nghiệm thu, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa giai đoạn 1 dự án sẽ kết thúc trước ngày 10/10. Ban quản lý dự án sẽ làm lễ bàn giao dự án cho các địa phương vào ngày 10/10 tới tại Hà Giang. Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam đã bắt đầu được nghiệm thu. Ảnh: S.T. Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam đã bắt đầu được nghiệm thu. Ảnh: S.T. “Đây là nỗ lực rất lớn của đội dự án trong hoàn cảnh phải triển khai trên địa bàn địa lý rộng, 640 điểm đến từng xã trên khắp 12 tỉnh”, anh Công cho hay. Ngay từ đầu đội dự án đã xác định có nhiều khó khăn, nhất là việc chuẩn bị hạ tầng tại địa phương nên đã phối hợp cùng với Ban quản lý dự án tiến hành đi kiểm tra đốc thúc trước khi triển khai. Vấn đề được đội dự án quan tâm hiện nay là việc các thiết bị có thể bị lỗi, hỏng trong quá trình triển khai, gây mất thời gian sửa chữa thay thế khiến tiến độ dự án bị kéo dài. Tuy nhiên, FPT IS đang phối hợp cùng các bên liên quan để có thể xử lý xong các vấn đề này sớm, hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đặt ra. FPT IS đang nỗ lực để bàn giao dự giai đoạn 1 dự án đúng hạn. Ảnh: Anh Tú. FPT IS đang nỗ lực để bàn giao dự giai đoạn 1 dự án đúng hạn. Ảnh: Anh Tú. Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” lần thứ hai do quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ là dự án lớn nhất của chương trình Thư viện toàn cầu triển khai tại Việt Nam với quy mô 40/63 tỉnh thành nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới, góp phần cho người dân nghèo nâng cao cơ hội tiếp cận với CNTT và được hưởng những lợi ích qua máy tính và Internet. FPT IS là đơn vị lắp đặt hơn 12.000 bộ máy tính và các thiết bị kèm theo, triển khai mạng LAN, cài đặt phần mềm cho PC... tại 1.900 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã trên địa bàn 40 tỉnh. Hợp đồng này trị giá hơn 11,2 triệu USD và được triển khai trong ba năm (2012-2014). Ban Quản lý dự án đã lựa chọn 634 điểm thư viện tỉnh, huyện, xã và bưu điện văn hóa xã của 12 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng để triển khai, lắp đặt máy tính.
Triệu Mẫn

Quỹ Bill & Melinda Gates tiếp tục tài trợ dự án tại Việt Nam

Hôm nay, 11/11/2011 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động dự án mở rộng “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”. Dự án này do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tiếp tục tài trợ từ sự thành công của dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (Bộ TT & TT) thực hiện từ 2008-2011 tại 99 điểm công cộng bao gồm các điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐVHX), thư viện cấp tỉnh, huyện và thư viện trường học, bệnh viện tại 3 tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên và Trà Vinh.

Bà Deborah Jacobs, Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của BMGF Dự án mở rộng sẽ được Bộ TT & TT chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND 40 tỉnh, VNPost và các đơn vị liên quan triển khai tại 400 điểm Thư viện công cộng (cấp tỉnh, huyện) và 1.500 điểm BĐVHX trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện là 5 năm, từ 2011 – 2016. Tổng kinh phí dự án là 50.568.362 USD bao gồm: - Tài trợ không hoàn lại của BMGF: 29.998.220 USD - Tài trợ bằng phần mềm của Microsoft: 3.639.000 USD - Vốn đối ứng phía Việt Nam: 16.931.142 USD Chia sẻ tại buổi lễ, bà Deborah Jacobs, Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của BMGF cho biết: Bà rất tin tưởng khi BMGF chọn Việt Nam là nước thực hiện dự án lớn đầu tiên của Chương trình thư viện toàn cầu tại châu Á và là nước tiên phong làm mô hình cho 12 nước khác tiếp theo tại châu Á học tập kinh nghiệm. Bà Jacobs cũng nhấn mạnh, chính các cam kết của Chính phủ Việt Nam và các đối tác sẽ là yếu tố quyết định để dự án có thể tạo ra những tiến bộ bền vững, duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc. Đại diện tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Minh Dân phát biểu tại buổi lễ Đại diện tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Minh Dân, Ủy viên Hội đồng thành viên – Trưởng ban kiểm soát tập đoàn VNPT phát biểu tại buổi lễ: Tập đoàn VNPT cam kết sẽ tài trợ đường truyền băng rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.500 điểm thư viện công cộng và BĐVHX của dự án cũng như hỗ trợ công tác đào tạo kỹ năng cho các nhân viên BĐVHX và TVCC để nâng cao chất lượng phục vụ của họ cho người dân. Khẩu hiệu của BMGF: “Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng lợi do CNTT mang lại” cùng với khẩu hiệu dự án “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống” thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu lâu dài của dự án là: Hỗ trợ người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với CNTT và được hưởng lợi từ sự tiếp cận này để cải thiện cuộc sống.

Hoàng Mai Truy cập bản di động của Xã hội thông tin Online tại địa chỉ: wap.xahoithongtin.com.vn

Quỹ Bill & Melinda Gates trang bị 700 máy tính cho 99 điểm công cộng

Ngày 21-10, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả tác động của dự án thí điểm này. Trong buổi tổng kết, ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban quản lý Dự án thí điểm kể lại những câu chuyện cảm động. Nhờ có internet mà chị Lê Thị Châm ở thôn Dốc Sài, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tìm được con sau 12 năm cho làm con nuôi. Hay chị Vi Thị Nhang ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã nuôi gà có lãi hơn. Còn con trai chị, nhờ theo mẹ đến điểm bưu điện văn hóa xã để học toán trên mạng mà từ học sinh kém thành học sinh giỏi toán của lớp. Một nông dân người Khơme ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ internet… Dự án Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ với số tiền 2,1 triệu USD, Bộ TT-TT giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam làm chủ dự án. Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ người dân nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả, bền vững với CNTT và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với CNTT mang lại, từ đó cải thiện cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Qua dự án này, người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn có thể sử dụng máy tính và tìm kiếm thông tin sẵn có phù hợp với nhu cầu sử dụng thông qua truy cập internet được cung cấp tại thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã. Trong giai đoạn thí điểm, dự án đã được thực hiện tại 99 điểm truy nhập viễn thông công cộng là các điểm bưu điện văn hóa xã và các thư viện tỉnh, huyện, thư viện trường học, bệnh viện, UBND xã. Dự án cũng đã mở 15 lớp đào tạo cho 336 nhân viên thư viện và bưu điện văn hóa xã, mở 198 lớp đào tạo cho gần 4.000 lượt người dân thuộc các nhóm đối tượng khác nhau. Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Đức Lai khẳng định, dự án thí điểm đã nâng cao khả năng hưởng thụ thông tin của người dân, qua đó tạo được sự kích cầu về sử dụng máy tính và internet của người dân. Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án tiếp tục làm tốt các yêu cầu của Ban chỉ đạo dự án, tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả ở các điểm bưu điện văn hoá xã. Thứ trưởng khẳng định, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để được tài trợ và mở rộng dự án sang các tỉnh khác.

HỒNG VÂN

Quỹ từ thiện của Bill Gates mang internet công cộng tới cho vùng sâu Việt Nam

“Người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa của 16 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và Tây Nam bộ sẽ tiếp tục được tiếp cận Internet thông qua hệ thống thư viện công cộng (TVCC) và điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) trong năm 2014 sắp tới” – đó là khẳng định của ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”. Quỹ từ thiện của Bill Gates mang internet công cộng tới cho vùng sâu Việt Nam Ảnh minh họa “Internet khiến việc lưu chuyển thông tin tăng lên rất nhanh trong tất cả các dịch vụ và phương tiện thông tin thư viện, khiến các dịch vụ này có phạm vi phục vụ rộng hơn, vượt ra ngoài giới hạn của các bức tường nhà thư viện. Trong nỗ lực hỗ trợ người dân tại vùng khó khăn tiếp cận máy tính và thông tin một cách bình đẳng, các BĐVHX là một lựa chọn tốt. Bên cạnh các dịch vụ bưu chính viễn thông, các bưu điện văn hóa xã sẽ tăng cường các dịch vụ cung cấp thông tin qua máy tính và sách, báo” – ông Phong nói. Tiếp theo Giai đoạn 1 triển khai năm 2013 tại 12 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, giai đoạn 2, Dự án sẽ tập trung vào các tỉnh là Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn. Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ và được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND 40 tỉnh, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VietnamPost) và các đơn vị liên quan triển khai tại 400 điểm TVCC và 1.000 điểm BĐVHX, 500 thư viện xã trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam với tổng kinh phí là 50 triệu USD. Theo đó, tổng kinh phí dự án là hơn 50 triệu USD, trong đó, Quỹ Bill & Melinda Gates viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD, Microsof tài trợ 3,6 triệu USD (để mua máy tính) và số còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2016, dự án sẽ cung cấp, lắp đặt hơn 12.000 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm thư viện cộng và BĐVHX, đào tạo kỹ năng cho gần 2.000 cán bộ quản lý, nhân viên. Nhờ đó, dự kiến sẽ có thêm khoảng 760.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet. Theo Nông nghiệp Việt Nam Tin liên quan

Ngày hội internet” tại tỉnh Sóc Trăng

14:54:00 16/09/2013 Ban quan lý (BQL) Dự án Quỹ Bill&Melinda Gates, vừa tổ chức “Ngày hội internet” tại các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng. Sự kiện này đã thu hút đông đảo bà con trên địa bàn, nhất là các bạn trẻ tham gia; tạo không khí vui tươi, phấn khởi với nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa. Sự kiện này thuộc khuôn khổ Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill&Melinda Gates tài trợ, đang triển khai tại 12 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó có Sóc Trăng. Đây là hoạt động được nhiều người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên mong đợi. Em Lâm Thị Cẩm Tiên, học sinh Trường THCS&THPT Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) cho biết: Khi biết “Ngày hội internet” sẽ được tổ chức tại xã, em và các bạn trong trường thật sự rất háo hức. Chúng em đến Bưu điện văn hoá xã từ sáng sớm để được tham gia. Ngày hội giúp ích rất nhiều cho việc học của em, cũng như được tiếp cận với các thông tin liên quan đến cuộc sống tốt hơn với khả năng sử dụng máy tính và truy cập mạng được nâng cao”. Ngày hội internet” còn góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng rãi những tiện ích của việc sử dụng máy tính, truy nhập internet đến đông đảo nhân dân trên địa bàn và bạn đọc của thư viện các địa phương. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực phục vụ, cung cấp thông tin qua máy tính và internet cho các thư viện công cộng, điểm bưu điện văn hóa xã; hỗ trợ người nghèo, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin. Mọi người được hướng dẫn sử dụng internet, tìm kiếm những thông tin hữu ích phục vụ phát triển kinh tế; tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tra cứu những thông tin liên quan đến sức khỏe, đời sống, lao động, việc làm, cũng như sử dụng internet để phục vụ cho học tập, vui chơi, giải trí Văn Đức

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

TVQGVN hiện có quan hệ hợp tác đều đặn với 80 thư viện thuộc 30 quốc gia trên thế giới trên các phương diện trao đổi tài liệu, trao đổi và đào tạo cán bộ, tổ chức sự kiện, triển khai các dự án hợp tác liên quốc gia… Từ năm 2000, TVQGVN đã chính thức gia nhập Hiệp hội quốc tế các hội và cơ quan thư viện (IFLA) và Đại hội cán bộ thư viện các quốc gia Đông Nam Á (CONSAL), là thành viên chính thức của Hội nghị Giám đốc Thư viện quốc gia các nước trên thế giới (CDNL) và trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương (CDNLAO); năm 2007 tham gia Mạng lưới các Thư viện Quốc gia số của các nước nói tiếng Pháp (RFBNN). Ngoài việc tham gia đều đặn và tích cực vào các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp nói trên, TVQGVN đã phối hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế như Hội nghị, hội thảo chuyên môn khu vực ASEAN, nói chuyện chuyên đề với các diễn giả nước ngoài, triển lãm sách báo, tư liệu, tổ chức ngày hội đọc sách,… Bên cạnh đó còn phối hợp thực hiện nhiều chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài mang lại lợi ích không chỉ cho TVQGVN mà còn lan tỏa đến các thư viện trong toàn hệ thống, đáng chú ý nhất là các dự án sau: * Dự án tài trợ sách cho các thư viện Việt Nam của Quỹ Châu Á (Hoa Kỳ): với số lượng sách tài trợ hàng năm tính từ năm 2000 đến nay là 40.000 cuốn sách tiếng Anh mỗi năm cho hơn 120 thư viện công cộng, đại học và chuyên ngành; 16 bộ máy vi tính và máy in cho TVQGVN và 9 thư viện có hệ thống Phòng đọc sách tiếng Anh do Quỹ Châu Á tài trợ; 03 chương trình Ngoại giao công chúng trên phạm vi cả nước trị giá lên tới 120.000USD trong 3 năm 2005-2007 với nhiều hoạt động cổ vũ văn hóa đọc như triển lãm sách Quỹ Châu Á, thi kể chuyện, vẽ tranh cho thiếu nhi, đố vui cho sinh viên, thi viết luận tiếng Anh để tìm ra 3 “Đại sứ văn hóa” Việt Nam sang giao lưu với sinh viên Hoa Kỳ. Thư viện quốc gia Việt Nam là đối tác tại Việt Nam của QCA để triển khai các chương trình, dự án này. * Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chung CONSAL: TVQGVN đã tiếp nhận 01 máy Scanner Minolta PS 7000 và 1 máy tính trị giá 10.000 USD và đã hoàn thành việc số hóa 322 cuốn sách giới thiệu về Việt Nam bằng tiếng Anh góp lên cơ sở dữ liệu chung của khu vực. * Dự án Microfilm các sách báo trước năm 1954 với Thư viện Nghiên cứu Mỹ: nhận 1 máy đọc microfilm và 1 máy in trị giá 24.000 USD, 3 đợt nhận phim cuộn và vật tư cho chụp microfilm trị giá khoảng trên 2.500 USD. * Dự án với Quỹ Force (Hà Lan): nhận 4 đầu đọc trợ giúp thị lực và 1 máy đọc chữ nổi và tổ chức Hội thảo về sản xuất sách nổi cho người khiếm thị. * Dự án dịch và xuất bản Khung phân loại thập phân Dewey, ấn bản rút gọn 14 từ tiếng Anh sang tiếng Việt: trị giá 100.000 USD do Quỹ Atlantic Philanthropies và Đại học quốc tế RMIT tài trợ (2004-2006). Trong năm 2010, 2 đơn vị này đã tiếp tục tài trợ cho TVQGVN kinh phí mua phần mềm dịch và xuất bản tiếp tục Khung phân loại DDC22, ấn bản đầy đủ sang tiếng Việt trị giá 40.000 USD cho giai đoạn 2010-2012. * Dự án dịch các tài liệu về bảo quản và tổ chức đào tạo kỹ năng bảo quản tài liệu cho các thư viện của Việt Nam: do Quỹ Ford tài trợ trị giá hơn 40.000 USD. Bên cạnh đó, Quỹ cũng đã tài trợ 07 học bổng toàn phần đào tạo tiếng Anh cho cán bộ TVQG tại Tp. Hồ Chí Minh. * Dự án với Pháp: TVQGVN đã xử lý và tạo lập CSDL với khoảng 23.423 biểu ghi có ở kho Đông Dương trong dự án Thư viện điện tử bằng tiếng Pháp cho vùng Châu Á – Thái Bình Dương (BEFAP) do Quỹ Francophone des Inforoutes tài trợ. Từ năm 2006, bắt đầu triển khai dự án VALEASE (Phát huy hệ thống thư tịch cổ ở Đông Nam Á) do Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tài trợ. Trong khuôn khổ dự án này, phía Pháp đã cung cấp cho TVQGVN 01 máy scanner khổ lớn trị giá gần 30.000 USD, TVQGVN đã số hóa được 89.512 trang sách thuộc bộ sưu tập sách Đông Dương mà phía Pháp yêu cầu. * Dự án nâng cấp Phòng đọc tự chọn sách Khoa học tự nhiên và Phòng đọc theo yêu cầu: do Đại sứ quán Hàn Quốc và Công ty SK Telecom/ Hàn Quốc tài trợ (trang bị toàn bộ thiết bị nội thất và máy vi tính cho thủ thư, bàn ghế, giá sách, cổng từ, Ti vi màn hình lớn,..) trị giá lên tới gần 200.000 USD và 5000 cuốn sách tiếng Hàn (2006, 2007). * Dự án đưa 01 chuyên gia tình nguyện Australia về lĩnh vực bảo quản tài liệu giấy về làm việc tại Thư viện quốc gia trong 2 năm 2007-2008 do quỹ VIDA/ Australia tài trợ. * Dự án số hóa tài liệu Hán Nôm : TVQGVN phối hợp cùng Hội bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam (Hoa Kỳ) đã tiến hành số hóa và đưa cơ sở dữ liệu toàn văn tài liệu Hán Nôm của TVQGVN lên trang web của thư viện để phục vụ đông đảo bạn đọc. Trong khuôn khổ dự án, TVQGVN đã được trang bị máy scan hiện đại. * Dự án thí điểm nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện do Quỹ Bill and Melinda Gates/ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Quỹ Châu Á là đơn vị điều phối chính triển khai trên 3 mảng hoạt động: (i) khảo sát nhu cầu đào tạo và thực trạng năng lực của 99 thư viện và điểm BĐVHX, (ii) tổ chức 15 lớp đào tạo Kỹ năng phục vụ bạn đọc cho 255 cán bộ thư viện tỉnh, huyện, xã, cán bộ văn hóa và điểm Bưu điện văn hóa xã, (iii) tổ chức 45 ngày hội Internet trên 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh để cổ vũ việc sử dụng máy tính và internet phục vụ công việc, học tập và đời sống cho nhân dân (2009-2010). * Dự án Biên mục trên xuất bản phẩm trị giá 80.000 USD: TVQGVN phối hợp với Đại học quốc tế RMIT triển khai với sự tham gia của 59/60 NXB ở Việt Nam. Dự án góp phần chuẩn hóa công tác xử lý nghiệp vụ thư viện trong cả nước và góp phần tiết kiệm kinh phí và nguồn nhân lực thư viện trong khâu xử lý kỹ thuật tài liệu (2009-2011). Ngoài ra, TVQGVN đã tổ chức thành công một số hội thảo quốc tế về chuyên môn nghiệp vụ thư viện như các hội thảo về kỹ thuật bảo quản tài liệu với chuyên gia bảo quản đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản; hội thảo thử nghiệm bộ tài liệu mới của Tiểu ban tự do thông tin và tự do thể hiện/ IFLA về sự minh bạch trong thư viện; triển lãm tư liệu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến tại Paris/ Pháp và Viêng Chăn/ Lào. Sự kiện hợp tác quốc tế nổi bật là TVQGVN đã đăng cai và tổ chức thành công 02 sự kiện quốc tế lớn là Đại hội Cán bộ Thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ 14 (CONSAL XIV) nhiệm kỳ 2006-2009 với 3 Hội nghị trù bị Ban Chấp hành tại Huế, Hồ Chí Minh và Hà Nội có đủ 10 nước thành viên tham dự; Đại hội toàn thể CONSAL XIV với gần 1000 đại biểu tham dự, trong đó có 330 đại biểu nước ngoài đến từ 27 nước. Hội nghị Giám đốc Thư viện quốc gia các nước Châu Á - Châu Đại dương lần thứ XVII tại Hà Nội với 24 đại biểu đến từ 16 nước. Trên mảng hợp tác song phương, TVQGVN đã ký biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác với các đơn vị như Trường Đại học Tsukuba/ Nhật bản, Thư viện quốc gia Tây Ban Nha, Thư viện quốc gia Hàn Quốc, Viện Goethe Việt Nam, Quỹ Châu Á/ Hoa Kỳ về trao đổi tài liệu và đào tạo cán bộ. Từ năm 2000-2010, TVQGVN đã đón tiếp 549 đoàn khách nước ngoài (gồm 2062 khách) đến thăm quan, làm việc với TVQGVN và cử 136 đoàn (263 cán bộ) đi tập huấn và đào tạo tại nước ngoài. Trên mảng đào tạo cán bộ, các đối tác chính là Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Thư viện quốc gia Malaysia, Hội đồng thư viện quốc gia Singapore, Đại học quốc tế RMIT/ Australia, Đại học Victoria/ New Zealand. Ngoài ra, TVQGVN cũng đã giúp đỡ tìm kiếm các xuất học bổng đào tạo ngắn hạn tại Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc và Malaysia cho hơn 20 cán bộ thư viện các tỉnh thành trên cả nước.
Ngày 10-11/9/2013, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng (2011-2013), với sự tham dự của đại biểu ngành thư viện trên khắp các địa phương trong cả nước. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dự và chủ trì Hội nghị. 9-10-2013-so-ket-3nam-tvcc-08 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 3 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng (2011-2013) Hội nghị đã nghe báo cáo Sơ kết tình hình hoạt động của hệ thống thư viện trong 3 năm. Qua đó, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) đã đánh giá hệ thống thư viện công cộng đạt được những thành tựu cơ bản như: Công tác thư viện ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm; công tác chỉ đạo của toàn ngành trong lĩnh vực thư viện đã bám sát và cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bám sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thư viện của địa phương, tập trung công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thư viện công cộng có bước phát triển mới cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, phương thức hoạt động theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển mạng lưới đặc biệt cấp xã, hoạt động thư viện bám sát và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, góp phần khơi dậy văn hóa đọc trong nhân dân trong bối cảnh văn hóa nghe-nhìn đang lấn lướt. Báo cáo cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế tồn tại hiện nay như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực còn thiếu các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Luật Thư viện, cũng như các văn bản có nội dung phục vụ cho công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thư viện, việc thực hiện các chương trình công tác của ngành, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia ở địa phương còn chưa được thường xuyên, kịp thời; sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành cho thư viện ở nhiều địa phương chưa thật sự được quan tâm. Tại hội nghị, bà Kiều Thúy Nga, Phó Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã trình bày tham luận báo cáo khái quát thành tựu tiêu biểu của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong 3 năm (2011-2013) và đề xuất một số kiến nghị với Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan. 9-10-2013-so-ket-3nam-tvcc-02 Bà Kiều Thúy Nga - Phó Giám đốc, đại diện TVQG tham dự Hội nghị Hội nghị cũng được nghe báo cáo tham luận của một số tỉnh, thành về kết quả và kinh nghiệm hoạt động, đa dạng hình thức phục vụ bạn đọc, làm sáng tỏ hơn vai trò, tầm quan trọng cũng như những bất cập, tồn tại trong quá trình hoạt động của hệ thống thư viện. Hội nghị đã thống nhất từ 2014-2015, hệ thống thư viện công cộng sẽ tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp, gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ cho sự phát triển của sự nghiệp và các hoạt động của thư viện; tiếp tục quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thư viện có đủ khả năng quản lý và hoạt động trong các thư viện hiện đại; tiếp tục xây dựng và áp dụng các chuẩn nghiệp vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động thư viện và cải thiện dịch vụ cho người sử dụng; xác định các phương thức hoạt động hiệu quả cho các thư viện công cộng; tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho các dịch vụ của người sử dụng; kết nối người sử dụng với các dịch vụ và các sản phẩm của thư viện; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hiện tại và tìm kiếm nguồn kinh phí cho các hoạt động phát triển của thư viện. Trong khuôn khổ Hội nghị Sơ kết 3 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng (2011 - 2013), tối 10/9/2013, tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh – Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan Tiếng hát cán bộ ngành Thư viện lần thứ III. 18 tiết mục đặc sắc được trình diễn tại Liên hoan là những lời ca, điệu múa ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi ngành nghề và những tâm tình của người cán bộ thư viện. Đội văn nghệ Thư viện Quốc gia Việt Nam đem đến Liên hoan 2 tiết mục hát và múa, đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người xem. ___________ Tin, ảnh: Khánh Vân

SỬ DỤNG CÁC KHUNG PHÂN LOẠI CỦA THƯ VIỆN ĐỂ TÌM TÀI NGUYÊN TRÊN INTERNET

Các chuyên gia và thủ thư từ lâu đã công nhận tiềm năng của những chương trình phân loại dùng cho thư viện để truy cập thông tin theo chủ đề tốt hơn. Trong một bài báo đăng hồi năm 1983, Svenonius mô tả một vài phương cách sử dụng hệ phân loại trong các hệ thống thu thập thông tin trực tuyến, gồm những mục tiêu sau đây: (1) làm sao có thể tìm chính xác hơn, và có thể gọi lại được, (2) tạo được bối cảnh cho các từ tìm kiếm, (3) cho phép trình duyệt (4) sử dụng như một cơ chế để chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong dự án trực tuyến Hệ phân loại thập phân Dewey (DDC) (Markey và Demeyer 1986), Markey đã thực hiện lần đầu tiên hệ phân loại thư viện đến tận người sử dụng cho họ truy cập chủ đề, và duyệt trình. Mặc dù nhiều biên mục trực tuyến cho phép truy cập theo ký hiệu riêng , rất ít cơ quan sử dụng hệ phân loại theo cách mà Svenonius mô tả hoặc do Markey tìm hiểu trong ý tưởng sử dụng DDC sáng tạo trên biên mục thử nghiệm trực tuyến, mà biên mục này cho phép người sử dụng trực tuyến tìm kiếm theo phân loại. Mãi đến thời gian gần đây, gần 10 năm sau nghiên cứu tiên phong của Markey, việc sử dụng ký hiệu phân loại trực tuyến mới được xem xét nghiêm túc như một công cụ để cho chúng ta những khả năng duyệt trình tiên tiến và truy xuất dữ liệu trong các hệ thống trực tuyến. Số liệu phân loại trực tuyến Một số yếu tố gây chậm chễ cho việc ứng dụng Hệ phân loại DDC và Hệ phân loại của Thư viện Quốc Hội Mỹ (LCC) là mã hóa để đọc được trên máy. Quá trình tin học hóa DDC bắt đầu bằng việc đưa ra phiên bản DDC19 (1979). Việc phát triển này và phần nghiên cứu của Markey đã gợi mở cho Forest Press, hồi năm 1984, chạy thử phần mềm Inforonics- hệ hỗ trợ hiệu đính trực tuyến (ESS) cho Phân loại Dewey. Các bạn có thể xem thêm hai tác giả Finni và Paulson (1987) về phần mô tả cách thức triển Dewey ESS. Hệ thống đó- kết quả của phần thực hiện này, và cơ sở dữ liệu đã được sử dụng để cho ra đời DDC 20 (1989), hệ phân loại đầu tiên sử dụng hệ thống hỗ trợ hiệu đính trực tuyến. Hệ thống phân loại và Internet Phiên bản điện tử của DDC giúp ta có thể hiện thực hóa tiềm năng của hệ phân loại thư viện để giúp việc truy xuất theo chủ đề dễ dàng hơn; tuy nhiên, nhiều mối quan tâm mới trong phân loại – coi đó như là một thiết bị để tổ chức và truy xuất các nguồn thông tin đã bừng sáng cùng sự phát triển sử dụng Internet và Mạng rộng toàn cầu World Wide Web (WWW). Một vài địa chỉ WWW cho phép người sử dụng khả năng tìm kiếm theo từ và cụm từ để truy xuất những chủ điểm và nội dung họ quan tâm, với hai địa chỉ thông dụng nhất là Yahoo và Infoseek, bổ sung thêm khả năng cho người sử dụng định hướng thông qua một loạt những hạng loại xắp xếp theo chủ đề để phát hiện những tài liệu liên quan tiềm năng khác. Mặc dầu Yahoo và Infoseek sử dụng thiết yếu đầu vào như nhau (tài liệu WWW và các tệp tài liệu của các nhóm thông tin Internet) làm cơ sở cho các cấu trúc chủ đề, những hạng loại được trình ra cho người sử dụng hoàn toàn khác nhau. Chủ đề lớn như “Giáo dục” được tìm thấy ở lớp trên cùng của cả Yahoo và Infoseek. Tuy nhiên, lớp tiếp theo đó dưới mục “Giáo dục” trong từng hệ thống lại là một tổ chức rất khác với chủ đề. Trong Yahoo (see appendix A) http://www.yahoo.com/ có hơn 30 tiểu hạng loại duyệt trình các chủ điểm liên quan đến giáo dục trong khi đó Infoseek (see appendix B) http://guide.infoseek.com/ trình bày đề cương của người học. Các chương trình phân loại thư viện từ lâu đã có công cụ tương tự cho các tài liệu thư viện. Những hạng loại theo chủ điểm tìm thấy trong DDC dựa nhiều trên những chủ đề trong các tài liệu chuyên khảo dạng thức của sách truyền thống. Đối với sách in thì những phần tóm tắt của Dewey http://www.oclc.org/fp/ nêu đại cương có chức năng tương đương phân hạng loại theo chủ điểm của Yahoo và Infoseek. Trong thực tế, một số địa chỉ phi thương mại của WWW đang sử dụng DDC để cho mọi người truy cập theo chủ điểm đến những tài liệu có thể truy cập được trên Web (mạng thông tin toàn cầu). Những đặc tính chính của DDC và LCC DDC và LCC là những hệ thống phân loại chung Chan, Comaromi, và Satija nhắc nhở chúng ta rằng mục đích của Hệ phân loại thập phân Dewey là xắp xếp chung phần thu thập tài liệu “DDC nhằm phân loại sách và tài liệu khác về tất cả các chủ điểm của tất cả các ngôn ngữ trong bất kỳ kiểu thư viện nào.” Cũng giống như thế, LCC được thiết kế để cho ta một trật tự thu thập chung, bộ thu thập của Thư viện Quốc hội Mỹ. Mặc dù dựa trên bộ thu thập của một thư viện duy nhất, Hệ phân loại LC đã được nhiều thư viện nghiên cứu và hàn lâm chấp nhận ứng dụng thành công. DDC và LCC có một cấu trúc theo tầng bậc Mối quan hệ tầng bậc là bản chất của tất cả các loại phân loại. Các hệ phân loại có tính liệt kê, cho ta xắp xếp các chủ điểm theo bộ nguyên tắc dựa trên triết lý về tổ chức kiến thức đã được chấp nhận, theo những mẫu đã được thiết lập trên cơ sở bảo đảm tác quyền, và thường là kết hợp cả hai. Tuy nhiên, trật tự xếp loại bản thân nó không tự minh chứng. Cần phải có một phương pháp nào đó, hoặc phương tiện nào đó để duy trì mối quan hệ giữa các ngàng, tiểu ngành, chủ đề và tiểu đề. Ví dụ trong DDC, những mối quan hệ này được duy trì và hoạt động thông qua ghi chú tầng bậc. LCC thì không theo kiểu mẫu này. Phần ghi chú duy trì trật tự xắp xếp song lại không phản ánh tầng bậc. 600 Technology (Applied sciences) 660 Chemical engineering and related technologies 663 Beverage technology 663.2 Wine and wine making 663.22 Specific kinds of grape wine 663.222 White wine 663.223 Red wine 663.224 Sparkling wine Trong hệ Phân loại LC và trong các cây hạng loại của Yahoo, tầng bậc được thể hiện bằng chấm thụt đầu dòng của hạng loại và tên ngành. Computers and Internet Internet Entertainment Interesting Devices Connected to the Net Spy Cameras Indoor Cameras Outdoor Cameras Pets@ Aquariums Những ví dụ trên cho thấy rằng cả các chương trình phân loại Internet và phân loại thư viện cho ta các cấu trúc tầng bậc hỗ trợ duyệt tìm theo chủ đề. Các chương trình thư viện dường như có lợi thế hơn so với các chương trình duyệt tìm dựa trên Internet vì có kèm ghi chú hỗ trợ tìm kiếm các mối quan hệ theo ngành. Vậy thì chương trình phân loại thư viện hay các trình duyệt trên Internet? Bài này chỉ xem xét một số đặc tính của các chương trình phân loại DDC và LCC cho phép các chương trình này thích hợp với việc truy cập theo chủ điểm vào các nguồn Internet. Tổng kết lại, DDC và LCC là : Các chương trình phân loại chung. có Có cấu trúc tầng bậc và ghi chú xếp trình tự các ngành Những liên kết với các chương trình phân loại chủ điểm khác và Những liên kết với phần dịch sang các ngôn ngữ khác. (hiện nay chỉ DDC mới có) Cho dù có những lợi thế như vậy, vẫn cần cải tiến thêm nếu như ta cần sử dụng số liệu phân loại trực tuyến làm công cụ chính để truy cập các bộ sưu tập truyền thống cũng như các nguồn có thể truy cập được trên Internet. Những mục cần cải tiến này là: Đánh giá các tiêu đề của DDC và LCC về mức độ chính xác và diễn đạt. Phân tách và mã hóa các thành phần số ngành để xác định chủ điểm cụ thể và các lĩnh vực trình bày. Tiếp tục bổ sung thuật ngữ mới làm các từ chỉ khoản mục cho dù mỗi từ chưa có số riêng. Mở rộng kết nối đến những biểu từ vựng được kiểm soát khác. Mở rộng định nghĩa bảo đảm tác quyền để gộp các nguồn Internet vào. Xây dựng những hệ thống trình diễn. Hiện tại trong bối cảnh của DDC, mục 1 và 2 đã làm, mục 3 và 4 đang thực hiện cùng với những cam kết trong ngành thư viện. ______________ Phạm Kim Thanh: Thư viện Quốc gia Việt Nam (Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam) < Prev Next >