9/18/2013

Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống

Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống Đây là khẩu hiệu của Dự án thí điểm BMGF-VN do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì trong 3 năm qua, với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates Chú trọng đầu tư cho phát triển nông thôn, an sinh xã hội Làng Mráh - Vóc dáng của vùng nông thôn mới Do thực hiện có hiệu quả, Dự án tiếp tục nhận được sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates để nhân rộng ra 40 tỉnh trong 5 năm tới. Lễ khởi động Dự án giai đoạn 2011-2016 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 11/2011. Phóng viên VOV phỏng vấn TS. Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án thí điểm BMGF-VN về việc triển khai dự án trong thời gian tới. PV: Thưa ông, tại sao Quỹ Bill & Melinda Gates lại chọn Việt Nam để thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” (BMGF-VN)? TS. Phan Hữu Phong: Theo tôi, việc Quỹ Bill & Melinda Gates chọn Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á để triển khai Dự án bởi những lý do sau: Thứ nhất, tình hình chính trị ở Việt Nam rất ổn định. Điều này đảm bảo cho sự bền vững của Dự án sau này. Mục tiêu của nhà tài trợ là “mọi người bình đẳng trong việc hưởng lợi từ CNTT mang lại” phù hợp với các chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam, cũng như các Bộ, ngành liên quan là: Đưa Internet về nông thôn, đưa thông tin về cơ sở… phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy dự án được chính phủ, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ. Thứ hai, Việt Nam có hệ thống thư viện công cộng tại tỉnh, huyện ổn định và hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) rộng khắp ở các xã nông thôn (8.000 điểm/10.000 xã). Hai hệ thống này có đủ các tiêu chí để có thể triển khai chương trình thành công và bền vững. Thứ ba, Việt Nam có sự ủng hộ và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là lãnh đạo Bộ TT & TT, Bộ VH- TT - DL, UBND các tỉnh, Sở TT & TT các tỉnh thí điểm. PV: Thưa ông, thực tế việc triển khai thí điểm Dự án thời gian qua, người dân nông thôn có thực sự được hưởng các lợi ích như khẩu hiệu Dự án đưa ra là “Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống”? TS. Phan Hữu Phong: Khi mới đưa máy tính về các điểm BĐVHX, thư viện trường học, thư viện bệnh viện và thư viện UBND xã, ở những vùng này Internet vẫn còn xa lạ và người ta nghĩ tới Internet với mặt trái nhiều hơn. Chính vì vậy, quá trình thực hiện được chúng tôi tiến hành khá bài bản. Đầu tiên là đánh giá tác động, sau đó là đánh giá nhu cầu để lắp đặt thiết bị cho phù hợp với địa phương. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ và người dân nơi thụ hưởng Dự án. Chúng tôi đã mở hơn 200 lớp đào tạo cho hơn 4.000 người dân ở các địa phương. Thông qua các lớp đào tạo, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đã được nâng lên. Số lượng người dân tới sử dụng dịch vụ tại Thư viện và điểm BĐVHX tại các vùng Dự án đã tăng lên đáng kể. Thông qua Dự án, hiệu quả kinh doanh của các điểm BĐVHX cũng tăng lên. Dự án đã tạo ra một môi trường thân thiện và nhiều tiện ích, khuyến khích người dân địa phương sử dụng máy tính và dịch vụ Internet công cộng. Internet đã kết nối người dân ở các vùng khác nhau, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, giữa người giàu và người nghèo. Người dân đã biết áp dụng các thông tin hữu ích để tìm được việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được các thành công bước đầu. Những ví dụ cụ thể mà Dự án mang lại có thể kể đến như: Nhờ có Internet, chị Vi Thị Nhang, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã biết cách nuôi gà có lãi cao hơn. Vui hơn nữa là con chị đi cùng mẹ đến điểm BĐVHX để học toán trên mạng, và từ học sinh kém, em đã trở thành học sinh giỏi toán của lớp. Hay một nông dân người Khmer ở ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh đã không còn bị tư thương ép giá do tìm hiểu được thông tin từ Internet. Một nông dân ở Đại Từ, Thái Nguyên sử dụng thông tin trên Internet để nuôi lợn rừng thành công mang lại lợi nhuận cao… Đặc biệt, có một chị ở Đại Từ, Thái Nguyên, 12 năm trước, do hoàn cảnh khó khăn đã phải cho con đi làm con nuôi, chị chỉ giữ lại một tấm danh thiếp có địa chỉ email. Khi có Internet, chị đã nhờ nhân viên ở điểm BĐVHX liên lạc với địa chỉ người nhận nuôi con ở Pháp. Thật khó tả hết niềm vui của hai mẹ con khi liên lạc được với nhau. Hơn nữa, bố mẹ nuôi của con chị còn giúp chị ấy xây nhà và ủng hộ 12.000 euro để xã làm đường giao thông nông thôn. TS. Phan Hữu Phong PV: Thưa ông, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nào từ việc triển khai Dự án thời gian qua? TS. Phan Hữu Phong: Có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ Dự án thí điểm này. Để thực hiện thành công Dự án trong những năm tới, theo tôi cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, phải có sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ cho đến các Bộ, ngành và các địa phương. Vai trò trực tiếp của cán bộ Thư viện và BĐVHX cũng vô cùng quan trọng đối với sự thành công của Dự án. Những người này cần phải được đào tạo bài bản, quan trọng nhất là họ phải có nhiệt tình. Bên cạnh đó, để Dự án thành công, việc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu người dùng, cũng như việc lựa chọn địa điểm thực hiện cũng hết sức quan trọng. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết tốt bài toán: thời gian, chất lượng và tiến độ của Dự án theo yêu cầu của nhà tài trợ với việc đảm bảo thủ tục hành chính của Việt Nam. Thứ ba, phải chú ý tới chất lượng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tại các điểm thực hiện dự án. Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng từ phía địa phương và nhân lực thực hiện Dự án tại địa phương đó. Ngoài ra, công tác tuyên truyền có tác động rất lớn tới Dự án, đặc biệt, phải tập trung tuyên truyền tới người dân. PV: Được biết, Dự án này vừa được trao giải thưởng quốc tế eWorld cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Vậy sức thuyết phục của Dự án là gì, thưa ông? TS. Phan Hữu Phong: Tháng 6/2011, Dự án thí điểm được mời tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011. Đây là giải thưởng quốc tế được tổ chức song hành với diễn đàn eWord diễn ra tại Ấn Độ, với sự tham gia của hơn 150 dự án từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc bỏ phiếu qua mạng và bầu chọn trực tiếp, Dự án thí điểm của Việt Nam đã vinh dự đạt Giải thưởng quốc tế mang tên “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Để đạt được Giải thưởng này, Dự án của chúng ta đã có sáng tạo là bổ sung vào mô hình phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua máy tính và Internet cho hệ thống thư viện công cộng, cũng như điểm BĐVHX mà Dự án phục vụ. Đáng chú ý, Dự án đã góp phần khuyến khích các hoạt động cộng đồng, phối hợp với các địa phương tổ chức các ngày hội Internet, tạo cơ hội để khuyến khích tăng thêm nguồn lực để thực hiện. Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, Dự án còn lập ra các trang web/kênh thông tin phù hợp để hỗ trợ người dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận với thông tin mà họ cần, thậm chí bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, Dự án còn áp dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp thông tin, quản lý việc cung cấp dịch vụ để phục vụ cho bà con một cách tốt nhất. PV: Sắp tới, Dự án sẽ được triển khai tại 40 tỉnh, thành phố, với tổng giá trị hơn 50 triệu USD. Vậy mục tiêu cần đạt được của Dự án trong thời gian tới là gì, thưa ông? TS. Phan Hữu Phong: Khi Việt Nam được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, chúng ta gần như đạt chuẩn để các tổ chức quốc tế khác có thể tài trợ. Có thể nói, Dự án đã mở đường cho các dự án tài trợ khác. Sắp tới, chúng tôi hướng tới 3 nội dung chính: Đầu tiên phải thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ theo yêu cầu của nhà tài trợ. Thứ hai là tập trung cho tính bền vững của Dự án. Thứ ba, chúng tôi ưu tiên góp phần xây dựng chính sách nông thôn mới theo các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét