10/01/2013

AN TOÀN KHI TRUY CẬP MẠNG INTERNET

Phòng ngừa rủi ro mạng không dây

Đánh giá

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Môi trường mạng Internet không dây có 2 rủi ro về bảo mật: mất cắp dữ liệu trên đường truyền không dây và bị tấn công qua các trang Web độc hại. Phòng tránh các rủi ro này phải dựa vào yếu tố con người. Người dùng phải tự trang bị cho mình các kiến thức bảo mật, tập thói quen tuân thủ quy trình tác nghiệp an toàn khi truy cập Web, sử dụng email... 
Những rủi ro thường gặp

Theo ông Phùng Hải, trưởng ban An Toàn Mạng và Hệ Thống VNISA phía Nam, các rủi ro cho môi trường mạng không dây hiện nay bao gồm:

Bị nghe lén 

Môi trường mạng không dây hoạt động dựa trên phương thức truyền tín hiệu trên sóng vô tuyến radio. Tin tặc (hacker) nằm trong vị trí vật lý có khoảng cách gần với trạm truy cập không dây (Access Point - AP) có thể bắt được các gói dữ liệu nếu môi trường mạng không được mã hóa. Đây là rủi ro lớn nhất thường gặp phải khi người dùng truy cập mạng không dây không được mã hóa, ví dụ trong các quán cà phê Internet, các điểm truy cập công cộng. Rủi ro này cũng xảy ra nếu trạm truy cập không dây sử dụng giao thức Wired Equipvalent Privacy (WEP), đây là giao thức đã lỗi thời và có khả năng bị tin tặc giải mã (tham khảo thêm về lỗ hổng WEP tại http://www.pcworld.com.vn/A0511_97).

Một khi hacker đọc được thông tin trên đường truyền giữa máy của nạn nhân và máy chủ trên Internet, hacker có thể tiến hành các tấn công nghiêm trọng khác, bao gồm: Ăn cắp các thông tin nhạy cảm trực tiếp trên đường truyền như mật khẩu, thẻ tín dụng, nội dung email... Chẳng hạn, người dùng sẽ bị mất mật khẩu khi truy cập vào các trang Web không sử dụng phương thức mã hóa mật khẩu; hay các trang sử dụng phương thức giả mạo (phishing) để ăn cắp mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác. Cụ thể là, hacker có thể giả mạo hệ thông phân giải tên miền (DNS) để lừa người dùng vào các trang Web Yahoo Mail giả, eBay giả... để ăn cắp mật khẩu, thẻ tín dụng.

Hacker còn có thể sử dụng phương thức người trung gian (man in the middle attack) để ăn cắp thông tin đối với các giao thức mã hóa như SSL (Security Socket Layer). Như vậy, nếu không cẩn thận, người dùng sẽ bị mất mật khẩu ngay cả khi truy cập vào các trang Web có sử dụng giao thức SSL như dịch vụ online banking! Khi đọc được thông tin trên đường truyền, hacker có thể tấn công vào các phiên kết nối để sửa đổi, làm hỏng dữ liệu. Ví dụ, hacker có thể nghe lén các đoạn chat Yahoo và có khả năng sửa đổi nội dung đoạn chat của người dùng!



Bị mất cắp dữ liệu
Ngày 30/6/2009, chi hội An Toàn Thông Tin phía Nam (VNISA) và tạp chí Thế Giới Vi Tính – PC World Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn thông tin trong hoạt động truyền thông”. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn và các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các cơ quan truyền thông và những đối tượng thường làm việc trong môi trường di động.
Theo ông Phùng Hải
Đây là rủi ro phát sinh do hacker thiết lập một trạm kết nối không dây (AP) giả mạo trong phạm vi gần với trạm kết nối không dây chính thức. Trạm kết nối giả mạo sử dụng tên mạng (SSID) trùng với tên mạng thật. Tuy nhiên, AP giả mạo không sử dụng phương thức mã hóa và có công suất phát sóng lớn hơn AP thật. Trong trường hợp này, máy tính của người dùng sẽ bị lừa kết nối vào AP giả và hacker có thể nghe lén, thực hiện các tấn công đã nêu trên.

Tấn công DoS

Đối với các mạng không dây sử dụng phương thức bảo mật mã hóa an toàn như WPA và phương thức xác thực an toàn 802.1x, hacker có khả năng tấn công bằng phương thức tấn công từ chối dịch vụ DoS. Sử dụng các công cụ phát sóng gây nhiễu radio (gây ra các lỗi va chạm tần số và hỏng dữ liệu CRC), hacker có thể làm tê liệt hoàn toàn mạng không dây!

Biện pháp khắc phục

Để hạn chế tối đa rủi ro mất cắp dữ liệu do sử dụng môi trường truyền dẫn không an toàn, người dùng cần lưu ý chỉ truy cập các trang Web có sử dụng phương thức mã hóa thông tin như SSL và lưu ý các cảnh báo giả mạo SSL từ trình duyệt.

Cách tốt nhất để làm việc an toàn trong môi trường mạng không dây là thiết lập một kết nối mạng riêng ảo VPN về công ty (nếu có) và duyệt Web thông qua mạng riêng ảo mã hóa này. Khi sử dụng dịch vụ mạng riêng ảo thương mại như vậy, các truy cập Internet sẽ được mã hóa từ máy trạm đến máy nhà cung cấp dịch vụ, rồi mới ra ngoài Internet. Phương thức này sẽ đảm bảo dữ liệu không bị nghe lén trên đường truyền. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là phải trả phí hàng tháng, tốc độ truy cập sẽ bị giảm sút. Người dùng có thể dùng từ khóa “VPN Service" để tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ nói trên thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có nhà cung cấp dịch vụ VPN thương mại theo phương thức này.

Hồng Vinh (ghi)




An toàn khi truy cập Internet công cộng

Đánh giá

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ngày 30/6/2009, tại TP.HCM, Chi hội An toàn Thông tin phía Nam và Tạp chí Thế giới Vi tính đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin trong hoạt động truyền thông”.
Các phóng viên theo dõi phần minh họa tấn công ăn cắp mật khẩu tài khoản giao dịch trực tuyến.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn và các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các cơ quan truyền thông và những đối tượng làm việc trong môi trường di động.
Internet, mạng di động và thiết bị không dây cùng nhiều dịch vụ trực tuyến làm tăng khả năng truy cập và giúp cho các hoạt động thông tấn báo chí thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với những lợi thế này, môi trường Internet vẫn được xem là có nhiều rủi ro, thách thức.
Nguy cơ tiềm ẩn
Ông Lê Trung Việt.
Ông Lê Trung Việt, Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Vi tính (TGVT), Trưởng ban Truyền thông VNISA phía Nam cho biết, với mục tiêu giúp nhận thức rõ ràng hơn về các nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc trong môi trường số và những biện pháp giảm thiểu rủi ro khi làm việc trong môi trường di động, TGVT thường xuyên phối hợp với Chi hội VNISA phía Nam tổ chức những hội thảo chuyên đề về an toàn thông tin (ATTT). Mong muốn của Chi hội VNISA cũng như Tạp chí là thông qua các kênh truyền thông để phổ biến các kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dùng về ATTT, từ đó, xây dựng môi trường Internet an toàn, lành mạnh cũng như hạn chế những thiệt hại cho người dùng Internet.
Môi trường mạng không dây hoạt động dựa trên phương thức truyền tín hiệu trên sóng vô tuyến. Do đó, tin tặc nằm trong vị trí vật lý gần với trạm truy cập không dây (Access Point - AP) có thể bắt được các gói dữ liệu nếu môi trường mạng không được mã hóa.
Ông Phùng Hải minh họa tải về máy tính một file ảnh chứa mã độc (khi xem ảnh thì chương trình Calculator xuất hiện). 
Theo ông Phùng Hải, trưởng ban An toàn Mạng và Hệ thống của Chi hội VNISA phía Nam thì rủi ro bị nghe lén trên đường truyền không dây là rủi ro lớn nhất thường gặp phải khi người dùng truy cập mạng không dây không được mã hóa. Chẳng hạn, người dùng có thể bị mất/xem/chỉnh sửa nội dung email, chat hay bị giám sát theo dõi tại các điểm truy cập Internet công cộng.
Khi đó, Hacker thiết lập một trạm kết nối không dây AP giả mạo trong phạm vi gần với trạm kết nối không dây chính thức. Trạm kết nối giả mạo sử dụng tên mạng (SSID) trùng với tên mạng thật, tuy nhiên AP giả mạo không sử dụng phương thức mã hóa và có công suất phát sóng lớn hơn AP thật và người dùng rất dễ bị lừa kết nối vào AP giả này.
Ngoài tấn công giả mạo AP, còn có các hiểm họa khác như tấn công Click Jacking (lừa đảo “Click”), tấn công dựa trên các mạng xã hội, tấn công mã độc. Theo đó, nội dung trong đường link khi người dùng bấm vào đã bị thay đổi mà họ không hay biết và đường link này dẫn đến một trang web có chứa mã độc.
Ông Võ Đỗ Thắng (đứng) và 2 học trò minh họa tấn công ăn cắp mật khẩu tài khoản Yahoo! mail. 
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Quản trị mạng Athena, đa số các điểm truy cập Internet công cộng không có mật khẩu mã hoá cho phép mọi máy trong vùng phủ sóng có thể dễ dàng truy cập mạng. Chính vì thế, khi máy tính cá nhân kết nối vào mạng này là mọi máy khác trong mạng có thể truy cập vào các thư mục chia sẻ. Đó là trường hợp đơn giản nhất, khi người dùng vô tình mất dữ liệu.
Hacker có nhiều cách khi cố ý khai thác dữ liệu của người dùng trên máy mạng công cộng: bẻ khoá mật khẩu mạng wifi công cộng, truy cập vào thư mục dùng chung của các máy trong mạng; nghe lén thông lượng mạng của máy tính khác, hacker có thể biết nội dung người dùng đó truy cập vào các website nào, nội dung chat, email...
Đối với mật khẩu, hacker cần thêm thời gian giải mã, nhưng cũng hoàn toàn có thể ăn cắp mật khẩu qua mạng công cộng, chiếm quyền điểm truy cập mạng wifi hoặc máy chủ proxy cho phép hacker kiểm soát mọi thông lượng từ máy tính trong mạng ra Internet. Hacker có thể chèn mã độc vào thông lượng người dùng tải về máy để chiếm quyền kiểm soát máy tính. Khi đã chiếm được quyền kiểm soát máy tính, hacker có thể điều khiển máy đó từ xa qua mạng Internet, dù máy đó có dùng mạng riêng hay mạng công cộng.
Các biện pháp khắc phục
Để hạn chế tối đa rủi ro mất cắp dữ liệu do sử dụng môi trường truyền dẫn không an toàn, người dùng cần lưu ý: chỉ truy cập các trang web có sử dụng phương thức mã hóa thông tin như SSL (Secure Socket Layer) hay thiết lập một kết nối mạng riêng ảo VPN về công ty (nếu có) và duyệt web thông qua mạng riêng ảo mã hóa này.
Để ứng dụng hay website an toàn, cần rất nhiều yếu tố, trong đó mật khẩu chỉ là một phần dễ bị nhận biết nhất. Ông Thắng cho biết, thông thường, khi muốn tấn công vào website giao dịch trực tuyến, hacker không tập trung cụ thể vào một tài khoản nào mà vào cả hệ thống. Về cơ bản, khi tấn công, hacker nhằm vào điểm yếu nhất chứ không phải là điểm rõ ràng, được bảo mật nhiều nhất của hệ thống. Nguyên nhân thường thấy là do lỗi lập trình website và bản thân máy chủ thiếu an toàn. Khi người dùng truy cập vào những trang web có mã độc, mã độc sẽ cài đặt các chương trình tấn công ăn cắp dữ liệu...
Để giảm thiểu rủi ro này, người dùng nên cài các phần mềm bảo mật máy trạm có chức năng Web Reputation (ngăn ngừa vào các trang web độc hại). Người dùng cần tránh mất dữ liệu trong thư mục chia sẻ, đặt mật khẩu cho thư mục chia sẻ, không để dữ liệu quan trọng trong thư mục chia sẻ. Để hạn chế bị nghe lén thông tin khi sử dụng mạng Internet công cộng, người dùng cần hạn chế truy nhập các thông tin quan trọng như đăng nhập email, chat; đặt mật khẩu truy cập mạng không dây; chống bị kiểm soát máy từ xa: không cài đặt các chương trình không rõ xuất xứ khi máy tự động tải về trong mạng công cộng; cài đặt chương trình chống virus và thường xuyên cập nhật…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét