Kỹ năng đọc
Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng trithức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quantrọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt là người trí thức - trong đó có cácbạn. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với trithức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở.
Nếu các bạn đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì các bạn sẽ:
-Mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tiếp cận được với sự pháttriển của khoa học và nghề nghiệp tương lai.
-Bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sángtạo trong hoạt động chuyên môn của mình.
-Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghềnghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình.Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học - kĩ thuậtở mọi trình độ.
Một số nghiên cứu chorằng: có 10 lý do sau đây thúc đẩy chúng ta đọc sách:
1.Bồiđắp sự thông minh.
2.Tạo ra trí tưởng tượng phong phú.
3.Tăng sự hiểu biết.
4.Có thể đi du lịch qua đọc sách.
5.Cho phép độc giả tự đánh lừa giữa khoảng cách của sự sống và cái chết giúp độcgiả chấp nhận sự hiện hữu - những ước muốn không thể thực hiện được.
6.Mang lại những điều tốt đẹp nhất, cho độc giả hiểu rằng bản thân con ngườikhông phải là một cái máy, mà là một thực thể văn hóa.
7.Đời sống đầy những nghịch lý. Đọc và viết xóa bỏ những nghịch lý ấy.
8.Đọc có khuynh hướng dẫn đến viết, là một trong những “sở thích và thú vui” đẹpnhất của con người.
9.Đọc và viết là hành động tự do, không bi ép buộc, là hành động “cho không”.Điều “cho không biếu không” này trong đời sống rất khó xảy ra!
10.Từ đọc sẽ đến viết, điều này có thể mang lại cho tác giả một quyền lực khichính mình tạo dựng cốt chuyện và nhân vật.
Trongthời gian đào tạo, các bạn phải sử dụng các loại sách như sau:
-Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho mỗi bộ môn khoa học.
-Các công trình nghiên cứu khoa học.
-Các tài liệu hướng dẫn, các văn bản qui định.
-Các tài liệu, sách nâng cao trình độ văn hóa chung và giải trí.
-Các sách tra cứu…
Tổngsố các loại sách này, trong thời gian đào tạo các bạn phải đọc ít nhất là25.000 trang. Càng đọc nhiều sách, các bạn càng nắm vững kiến thức và nghềnghiệp, càng nâng cao khả năng tư duy khoa học và càng có điểu kiện phát triểnnhiều hơn. Nhưng đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao nhất?
Đọc sách phải có mục đích rõ ràng
Mụcđích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đíchđọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian.
Mục đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời giancó thể dành cho đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: Đọcđể làm gì? Từ đó mới trả lời được câu hỏi: Đọc sách gì, chỗnào, và đọc như thế nào? Mục đích đọc sách còn quyết định cả phươnghướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách.
Ví dụ: khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có người yêu thơ mà tìmnhững cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục báthay. Có người tìm hiểu cuộc đời cô Kiều và cốt truyện. Có người lại qua đó màhiểu biết đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; Có ngườilại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ…
Vì vậy xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗingười chúng ta. Mục đích đọc sách cần rõ ràng, cụ thể. Có mục đích lâudài và mục đích trước mắt.
Thực tiễn dạy học ở đạihọc cho thấy, mục đích đó rất đa dạng. Chẳng hạn như tìm kiếm luận cứ hay sựkhẳng định cho một kết luận hay một tư tuởng; tìm kiếm khả năng để hoàn thànhmột nhiệm vụ nào đó; giải một bài tập, viết một bài báo, giải quyết một vấn đềlí luận hay thực tiễn…; mở rộng hiểu biết; học tập cách suy nghĩ, cách phântích, phê phán, cách đánh giá…
Cần căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể mà xác định mục đích đọccho rõ ràng và hợp lí.
Chọn sách
Sách báo có vai trò quan trọng. Song, không phải gặp gì đọc nấy.
Ngày nay, số luợng sách báo và tài liệu về mọi lĩnh vực là rất lớn và không ngừngtăng lên. Mỗi người không thể có đủ thời gian để đọc tất cả thậm chíngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mặt khác, trong số sách báohiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, đọc rất có ích. Song cũng không ít những cuốnsách làm tốn công sức bạn đọc, đôi khi còn gây ảnh hưởng xấu. Vì vậy, phải chọnsách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình. Khi chọn sách để đọc, cácbạn phải xác định được các vấn đề sau:
-Xác định rõ mục đích của việc đọc: đọc để giải quyết vấn đề gì
-Xác định rõ phạm vi các vấn đề cần phải giải quyết thông qua việc đọc.
-Xác định trình tự tìm hiểu nội dung các vấn đề cần giải quyết, trình tự đọc cáccuốn sách và các phần trong cuốn sách đã chọn.
Từ đó có thể thấy, việc chọn sách phải dựa trên những căn cứ nhất định. Các bạnkhông chỉ chọn ra những cuốn sách có thể đọc mà phải chọn ra cả phầncần đọc trong một cuốn sách. Đưa ra căn cứ chọn sách sẽ giúp các bạngiải quyết được vấn đề nêu trên. Có ba căn cứ chọn sách sau đây:
1. Từ yêu cầu của giảngviên
Nhằmgiúp các bạn nắm vững nội dung môn học, sau mỗi bài giảng, sau mỗi phần củachương trình dạy học và của mỗi môn học, giảng viên chỉ ra cho các bạn nhữngvấn đề cần giải quyết, cần suy nghĩ tìm hiểu sâu thêm.
Từ những nhiệm vụ này, các bạn phải tìm sách và những tài liệu có liên quan đểhoàn thành những yêu cầu đó. Cũng có khi giáo viên chỉ ra cho các bạn tên cuốnsách, thậm chí trang sách phải đọc và nên đọc. Khi đó, chỉ theo hướng dẫn đó màtìm ra chỗ cần đọc cho mình. Phải hết sức chú ý các sách mà giảng viên yêu cầuphải đọc, coi như điều kiện bắt buộc để bảo đảm tính hệ thống và sâu sắc củamôn học, của bài giảng mà giảng viên đã trình bày.
Những sách nên đọc nhằm giúp các bạn mở rộng và củng cốthêm kiến thức. Hãy cố gắng đọc được càng nhiều càng tốt để các bạn có kiếnthức phong phú và toàn diện.
2. Từ nhu cầu và hứng thúcủa bản thân
Mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng. Ngoài chương trình đào tạo, nhiềusinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi cho mình những lĩnh vực kiến thứckhác. Cũng có nhiều bạn, do ham thích môn học hay vấn đề nào đó mà có nhu cầuđào sâu, mở rộng thêm những kiến thức trong chương trình đào tạo cung cấp.Nhiều bạn sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiên cứukhoa học và do đó có nhu cầu đọc sách để hoàn thành công trình nghiên cứu củamình. Vì vậy, ngoài những tài liệu và sách mà giảng viên qui định phải đọc, cácbạn còn chủ động tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác, phù hợp vói hứng thú hiểubiết của mình.
3. Từ nguồn tài liệu cóthể cung cấp cho các bạn
Nhu cầu đọc của các bạn chỉ có thể được thỏa mãn khi có thể tìm được các sách báovà tài liệu mong muốn. Nguồn sách tập trung chủ yếu trong các thư viện. Tuynhiên, không phải thư viện nào cũng có đủ các sách báo bạn cần. Đôi khi khôngthể tìm được những cuốn sách viết về vấn đề của bạn thì phải thay thế nó bằngcác tài liệu tương đương, thậm chí phải gom góp, “đãi cát tìm vàng” từ rấtnhiều tài liệu và sách báo khác. Vì vậy, khi chọn sách, các bạn phải nắm đượcđiều kiện của thư viện mà các bạn có thể tới được để việc đọc được thuận tiệnvà thỏa mãn nhu cầu đọc. Các bạn cần nắm được cách phân loại thư mục trong cácthư viện để việc tìm chọn sách được nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường, cácthư viện có các kiểu phân loại sau đây:
-Thư mục phân loại theo tên tác giả. Ở đây, các cuốn sách và tài liệu được sắpxếp theo vần chữ cái tên tác giả. Các bạn cần biết rõ cuốn sách đó hoặc biếttên tác giả thì mới sử dụng được các ô phích phân loại này.
- Thư mục phân loại theo từng lĩnh vực khoa học: ở các ôphích loại này, người ta sắp xếp tất cả các sách của tác giả khác nhau viết vềcùng một lĩnh vực khoa học nhất định.
Ví dụ: kinh tế, triết học, toán học, xây dựng… Nếu thư viện lớn, mỗilĩnh vực lại được phân ra thành những ngành hẹp hơn. Khi tìm sách cho từng vấnđề cụ thể thì hãy sử dụng kiểu phân loại này.
Ví dụ: kinh tế, triết học, toán học, xây dựng… Nếu thư viện lớn, mỗilĩnh vực lại được phân ra thành những ngành hẹp hơn. Khi tìm sách cho từng vấnđề cụ thể thì hãy sử dụng kiểu phân loại này.
-Thư mục phân loại theo từng chuyên đề. Đây cũng là cách phân loại hẹp. Song nóđi vào các sách, tài liệu cho những vấn đề cụ thể hơn.
-Thư mục phân loại các bài báo.
- Ngoài ra, nhiều thư viện, người ta còn phân loại sách theo năm xuất bản, thứngôn ngữ mà sách dùng, giới thiệu các công trình khoa học mới…
Trong một thư viện, có thể có tất cả các cách phân loại nói trên, hoặc chỉ có một sốkiểu phân loại, tùy theo số lượng đầu sách có trong thư viện đó. Một cuốn sáchcó trong thư viện sẽ tìm thấy ở nhiều kiểu phân loại tương ứng. Hiểu điều đó đểcác bạn yên tâm tìm sách theo kiểu phân loại thích hợp với mình mà không sợkhông tìm thấy nó trong thư viện. Lần đầu tiên tới thư viện, cùng với nhữnghướng dẫn trên đây, các bạn nên tận dụng sự giúp đỡ của nhân viên thư viện vànhững người đang nghiên cứu tại đó để hiểu thêm cách phân loại của họ.
Ngoài các nguồn trên, một dạng tài liệu mới hiện nay là các bài viết, tài liệu trênmạng. Chúng ta cũng có thể nhanh chóng tìn kiếm các tài liệu này bằng công cụtìm kiếm, ví dụ như Google.
Bằng cách nhập vài các từ cần tra từ ít đến nhiều, bổ sung dần các từ để tìm hẹp dầnlĩnh vực cần tìm kiếm, chúng ta cũng có thể nhanh chóng tìm được những tài liệumình cần. Tuy nhiên, thông tin - tài liệu trên mạng rất đa chiều nên khi đọccần có những phê phán nhất định.
Phương pháp đọc sách
Bất kỳ công việc nào để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian cũng cầncó phương pháp khoa học. Đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp.Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn cóhại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ…
Có nhiều tác giả bàn về cách đọc sách. Mỗi người đọc lại có đặc điểm riêng, mụcđích riêng. Cho nên không thể sử dụng máy móc phương pháp của người khác chomình. Phương pháp đọc sách chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở sựtìm tòi, nỗ lực, rút kinh nghiệm của bản thân ngay trong quá trình đọc. Khôngđọc thì không bao giờ có phương pháp cả.
Để hình thành phương pháp đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng qui trình sauđây, rồi vừa đọc, vừa tìm cho mình phương pháp phù hợp.
Bước 1: Xác định mục đích đọc sách
Điều này đã nói ở trên. Đây là vấn đề rất quan trọng. X. I. Povarlin đã nói: “Phươngpháp đọc tùy thuộc vào mục đích và hoàn toàn do mục đích qui định”.
Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách
Các bạn hãy đọc hai trang đầu của cuốn sách để biết tên cuốn sách, tác giả, nhàxuất bản, năm và lần xuất bản. Nếu cuốn sách được viết bởi những Học giả, Giáosư, Giảng viên có danh tiếng; được xuất bản bởi các NXB danh tiếng… bao giờcũng sẽ là những địa chỉ tin cậy hàng đầu.
Hãy đọc Lời giới thiệu hay Lời tựa để biết:
Cuốn sách đề cập tới vấn đề gì?
Sách viếc phục vụ các đối tượng nào?
Phương pháp đọc có hiệu quảmà các tác giả đề nghị.
Bước 3: Xem mục lục
Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phảnánh cả dàn ý lôgic của nó. Đọc mục lục là việc rất nên làm vì chúng ta sẽ cócái nhìn tổng quan cả cuốn sách.
Bướcnày giúp các bạn giải đáp được câu hỏi: Nội dung các phần của cuốn sách?Sắp xếp nội dung theo trật tự nào?
Bước 4: Xem lời mở đầu
Lời mở đầu do tác giả cuốn sách viết.
Qua lời mở đầu, các bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cáchkhái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng, mục đích của cuốn sách mà tácgiả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày.
Đôi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìmhiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào.
Bước 5. Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách
Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dungcô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với nhữngvấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt còn thấy vấn đềchưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.
Bước 6: Đọc một vài đoạn
Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, hãy trực tiếp tìmhiểu vào nội dung chính bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn líthú, có giá trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dungcuốn sách sẽ dần được chính xác hóa, tạo điều kiện cho bước đọc sau.
Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu)
Để lĩnh hội được những kiến thức, tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách,cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách.
Công việc này đòi hỏi cácbạn phải có kĩ thuật đọc. Kỹ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trìnhđộ kỹ năng đọc của mỗi người. Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiệnra bằng cách đọc. Sau đây là một số cách đọc mà nhiều người sử dụng có hiệuquả, các bạn tham khảo và lựa chọn theo mục đích đọc của mình.
1. Đọc lướt qua
Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Với nhữngngười có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ýchính, sự việc chính… Khi đọc lướt, có thể bỏ qua một số trang, đoạn nào đóhoặc dừng lại ở một số ít trang, đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc đểtìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị cần làm rõ thêm, khẳng định thêm;hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định. Thường sử dụngkhi bạn đã đọc những cuốn sách khác cùng lĩnh vực hoặc đọc những lần tái bảnsau của một cuốn sách mà mình đã đọc trước đó.
Cách đọc này cũng đặc biệt cần khi ta đang ở trong một hiệu sách (nhà sách) mà tìmđược một cuốn sách mới trong lĩnh vực mình đã biết.
2. Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần)
Là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lựcvà thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị.
Đây là cách đọc khi cần nghiên cứu, khảo cứu, làm rõ… 1 vấn đề nào đó được đềcập trong nhiều tài liệu khác nhau.
Đây là cách đọc khi cần nghiên cứu, khảo cứu, làm rõ… 1 vấn đề nào đó được đềcập trong nhiều tài liệu khác nhau.
3. Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ
Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụthể. Khi đọc không bỏ qua trang nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nàomà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào.
Vớicác cuốn sách ta chỉ cần biết xu hướng, tư tưởng, giá trị… cũng có thể đọc theocách này. Cách đọc này chủ yếu chỉ cần lấy những thông tin cốt lõi từ cuốnsách. Những thông tin ấy rất có thể dùng đến khi có dịp cần.
4. Đọc nghiền ngẫm
Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nộidung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đốichiếu với kiến thức, kinh nghiệm và những cuốn sách khác về những vấn đề đãđược đề cập trong đó. Những nội dung tư tưởng của cuốn sách người đọc đánh giáphê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc. Những nội dung quan trọng của cuốn sách sẽđược đánh dấu, ghi chép; đôi khi còn ghi chú những phê phán hoặc hưởng ứng củangười đọc.
5. Đọc thụ động
Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt củatác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những “tín điều”; nhìn nhận và xem xétvấn đề bằng con mắt của tác giả. Cách đọc này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi tađọc những thông tin đa chiều.
6. Đọc chủ động
Là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng cuốn sách đề cập, người đọc luôn đốichiếu, đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đối đều được người đọc dựa trêncơ sở sự đánh giá, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm; được nhận thức theothế giới quan, tình cảm của mình. Từ những nhận thức đó mà rút ra những kếtluận cần thiết cho bản thân người đọc.
7. Đọc nông
Chỉ khai thác nội dung, tư tưởng cuốn sách ở trình độ chấp nhận hoặc có phê phánchung chung mà chưa thể hiện được sự nghiền ngẫm cuốn sách một cách thấu đáo.Khi đọc những cuốn sách giải trí thì cách đọc nay là phù hợp, đỡ tốn công sức.
8. Đọc sâu
Là cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc nội dung cuốn sách để hiểu cặn kẽ,lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà cuốn sách đề cập. Đây cũng là cách đọcquan trọng được sử dụng trong tự học. Đọc đề “NGỘ” ra điều gì đó.
Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khácnhau. Với các loại sách khoa học và kĩ thuật; đọc với mục đích học tập nghiêncứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từngvấn đề, trong sách. Như vậy, càng thấy rõ, các bạn cần có mục đích đọc sácb rõràng trước khi bắt tay vào đọc.
Đọc sách khoa học nhằm mục đích học tập, nghiên cứu các bạn không chỉ đọc một lần,mà có khi phải đọc nhiều lần mới đạt được mục đích đã đề ra. Vì vậy, người tacòn chia việc đọc ra thành đọc lần đầu và đọc đi sâu.
Đọc lần đầu chỉ giúp các bạn có những cơ sở định hướng cho các lần đọc đi sâu đạtkết quả. Chính từ kết quả đọc lần đầu, các bạn có thể thấy được nội dung quantrọng và cần thiết với mình, lần đọc sau các bạn chỉ cần chú tâm vào đó. Mỗilần như vậy lại khám phá sâu thêm nội dung cuốn sách, xác định điều cần tìmhiểu cho lần đọc đi sâu sau, thu hẹp dần phạm vi đọc. Cứ như vậy cho tới khibạn thấu hiểu cuốn sách, hoàn thành mục đích đọc thì việc đọc đó mới dừng lại.
V.I.Lênin đã khuyên chúng ta: “Sau lần đọc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưahiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư…”
Tích cực tư duy khi đọc
Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích.
Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành nhữngbiểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với nhữnghiểu biết mà mình đã có trước đó.
Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành nhữngbiểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với nhữnghiểu biết mà mình đã có trước đó.
Từ đó mới phát hiện cho được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và khôngbản chất; rút ra được kết luận cho bản thân mình.
Trên những cơ sở đó, các bạn sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới gócđộ mới và chất lượng mới.
Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra ,được điều gì từ nội dung cuốn sách,bổ xung hiểu biểt gì, kinh nghiệm gì cho bản thân.
Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhậntất cả, học thuộc máy móc. Nếu các bạn luôn tích cực tư duy khi đọc thì các bạnsẽ thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách và chắc chắn bạn sẽ trở thành nhữngngười thành công.
Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách.
Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vàoviệc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điềurút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi ở bạn một sự say mê, có nghị lựcvà mục đích thật rõ ràng.
Môi trường đọc là rấtquan trọng (môi trường ở đây được hiểu là toàn bộ những sự vật, hiện tượng bênngoài có tác động đến người đọc). Với một môi trường thoáng đãng, tĩnh mịch(trong thư viện, một góc khuất của giảng đường, dưới một tán cây to trong vườn…)sẽ giúp ta tập trung hơn.
Tuy nhiên, khi chúng ta phải sinh hoạt trong một môi trường tập thể: ta đang đọcnhưng người khác lại đang đánh bài (hò hét ồn ào) hoặc đang chơi game bên cạnhchẳng hạn thì việc đọc sẽ khó khăn hơn.Nếu khả năng tập trung của chúng ta rấtcao, thì sau vài tháng “luyện công” ta có thể hoàn toàn tĩnh tâm đọc sách màkhông bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Khi ấy ta đã đạt đến “cảnh giới”cao của sự đọc.
Khi đọc đừng nên suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách; đừng để ý tới nhữngchi tiết vụn vặt như lối in ấn, câu chữ… Cố gắng không để những công việc khác,những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi đọc. Khi gặpvấn đề khó hiểu thì đừng nản. Hãy cố gắng suy nghĩ, hình dung, liên tưởng hoặcghi chép lại để tìm hiểu sau. Làmđược như vậy thì việc đọc mới có hiệu quả.
Nguồn: http://truongdailuong.sky.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét