- Chùm ảnh do các nhiếp ảnh gia nước ngoài thực hiện sẽ đưa đến cái nhìn cận cảnh hơn về các trận đánh lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chúng ta đều biết rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Nhờ tài năng quân sự thiên tài, ông đã lãnh đạo, chỉ huy nhiều chiến dịch lịch sử thành công, đem lại chiến thắng cuối cùng cho đất nước.
Cùng ngược dòng lịch sử, nhìn lại các trận đánh lẫy lừng dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua chùm ảnh dưới đây.
1. Chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954
Điên Biên Phủ được coi là chiến dịch thành công nhất trong sự nghiệp của Tướng Giáp. Với chiến thắng này, tên tuổi của Đại tướng được cả thế giới biết tới, mọi kẻ địch đều khiếp sợ.
Ban đầu để tiêu diệt “con nhím” Điện Biên Phủ, Tướng Giáp và bộ chỉ huy chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh”, sớm kết thúc cuộc chiến. Tuy nhiên, chỉ ngay trước giờ nổ súng là chiều ngày 26/01, Tướng Giáp đã quyết định rút pháo và quân ra khỏi trận địa, chuyển sang phương châm “đánh chắc tiến chắc”.
Quyết định này đã thay đổi cục diện trận chiến. Quân ta sau đó tấn công Điện Biên Phủ trong ba đợt, lần lượt tiêu diệt từng phân khu, từng cụm cứ điểm của địch. 17h30 ngày 07/05/1954, chiến dịch thắng lợi hoàn toàn, tướng chỉ huy địch là De Castries bị bắt sống.
Dưới đây là những bức ảnh được nhiếp ảnh gia Howard Sochurek chụp lại tại Điện Biên Phủ ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xây dựng tập đoàn cứ điểm quân sự khổng lồ này.
Toàn cảnh Điện Biên Phủ được chụp tháng 12/1953.
Quân Pháp nhảy dù xuống tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 11/1953.
Phía địch quyết biến Điện Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất.
Cuộc hành quân của lính Pháp trên đường bộ tháng 12/1953.
Thời điểm này, quân Pháp nhận được khá nhiều viện trợ quân sự từ phía Mỹ.
Quân Pháp bị bao vây ở chiến hào trong những cuộc tấn công của quân ta vào “pháo đài bất khả xâm phạm”.
2. Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1967)
Thế chân Pháp, Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam sau khi không tôn trọng cam kết của Hiệp định Geneva 1954. Tuy nhiên, khi đối mặt với Tướng Giáp, các chiến lược chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ đều thất bại thảm hại. Điển hình là “chiến tranh cục bộ” giai đoạn 1965 - 1967.
Đối phó lại với chiến lược của Mỹ, quân Giải phóng miền Nam dưới sự chỉ đạo của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của chiến tranh du kích, lần lượt bẻ gãy từng cuộc hành quân của địch, làm tiêu hao lực lượng của chúng và khiến Mỹ sa lầy trên chiến trường.
Điển hình có thể kể tới trận đánh Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1967. Khi Mỹ áp dụng “chiến tranh cục bộ”, bộ đội Tây Nguyên đã đề ra chiến thuật “chốt kết hợp với vận động”. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu xem xét, ông đã cho sửa lại thành “Vận động tiến công kết hợp với chốt”, nhấn mạnh hơn vào tinh thần tiến công. Nhờ đó, trận đánh ở Đắk Tô, bộ đội Tây Nguyên đã thành công và hoàn thiện chiến thuật do tướng Giáp chỉ đạo từ xa. Lần đầu tiên ở Tây Nguyên, bộ đội ta đã đánh thiệt hại nặng lữ đoàn dù 173 - lữ đoàn cơ động chiến lược của quân đội viễn chinh Hoa Kỳ.
Cho tới cuộc nổi dậy tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ chính thức thất bại. Tháng 7 năm ấy, Westmoreland bị điều về nước cay đắng vì bại dưới tay vị tướng nhân dân Võ Nguyên Giáp.
Dưới đây là những bức ảnh được hai nhiếp ảnh gia Co Rentmeester và Alfred Batungbacal ghi lại hình ảnh quân đội Mỹ giai đoạn ấy trên chiến trường Việt Nam.
Cuộc hành quân của trung đoàn thiết kỵ số 11, quân đội Hoa Kỳ.
Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động rất nhiều lực lượng viễn chinh.
Nổi tiếng nhất là Hạm đội 7 - Hạm đội mạnh nhất của Hải quân Mỹ.
Tướng Westmoreland chỉ huy các cuộc hành quân trong chiến lược chiến tranh cục bộ.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Armchairgeneral, Wikipedia...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét