Ra mắt sách “Những nhà vô địch ẩn danh thế kỷ XXI”
Chiều 5/12, tại Hà Nội, cuốn sách “Những nhà vô địch ẩn danh thế kỷ XXI” do Nhà xuất bản Tri thức - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam xuất bản, với sự tài trợ của Quỹ Friedrich Naumann (Đức), đã ra mắt bạn đọc.
Theo dịch giả Phạm Nguyên Trường, cuốn sách “Những nhà vô địch ẩn danh thế kỷ XXI” của tác giả Hermann Simon người Đức, giới thiệu với độc giả cách thức (chiến lược) mà các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất sắc vươn lên để trở thành “nhà vô địch” trong nền kinh tế hiện đại, trong thế giới toàn cầu hóa vốn đang có rất nhiều người khổng lồ tầm cỡ toàn cầu thống trị.
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa này vươn lên không phải bằng cách cố trở thành khổng lồ tầm cỡ các tập đoàn như Microsoft (Tập đoàn nghiên cứu sản xuất phần mềm máy tính của Mỹ), Toyota (Tập đoàn sản xuất ôtô của Nhật Bản) hay Samsung (tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu Hàn Quốc). Họ cũng không cố gắng trở thành những ông chủ của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, có các “chuỗi” sản xuất ngang, dọc đan kết thành mạng lưới bao phủ toàn cầu.
Tuy nhiên, bằng việc khẳng định một cách khiêm nhường, họ đã tạo ra những sản phẩm đơn lẻ, thậm chí những linh kiện cụ thể độc nhất vô nhị của mình, những thứ tuy nhỏ nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống kinh tế toàn cầu đang được cấu trúc lại theo từng chuỗi sản phẩm.
Nói khác đi, cuốn sách này được viết để giới thiệu cách thức chinh phục thế giới hiện đại của những “chú bé hạt tiêu,” về một nhiệm vụ dường như là bất khả thi trong một nền kinh tế, mà hai nguyên lý cơ bản là cạnh tranh và tốc độ, đều đã được đẩy lên đỉnh của sự khốc liệt.
Điều tra thống kê của chính tác giả trên khắp thế giới, theo những tiêu chí được áp dụng “bình đẳng” cho mọi nước chỉ ra rằng, nước Đức có nhiều nhà vô địch ẩn danh nhất thế giới. Do vậy, cuốn sách tập trung viết về những nhà vô địch ẩn danh của Đức.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam), người viết lời giới thiệu cuốn sách, đánh giá những bài học cuốn sách mang đến cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam, cả những người đã thành danh, đang vật lộn để vươn lên hay mới khởi nghiệp, là rất đúng lúc và vô cùng hữu ích, khi Việt Nam đang nuôi khát vọng đuổi kịp các nước đi trước, để “sánh vai với các cường quốc năm châu."
Các doanh nghiệp Việt Nam tuy còn rất trẻ và còn non yếu trên nhiều phương diện, song đều mang khát vọng to lớn đó.
Cuốn sách gồm 396 trang, 13 chương với những nội dung phong phú, sâu sắc và những bài học cụ thể từ các nhà vô địch ẩn danh dành cho độc giả, đặc biệt là cho đối tượng là các nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
Theo dịch giả Phạm Nguyên Trường, cuốn sách “Những nhà vô địch ẩn danh thế kỷ XXI” của tác giả Hermann Simon người Đức, giới thiệu với độc giả cách thức (chiến lược) mà các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất sắc vươn lên để trở thành “nhà vô địch” trong nền kinh tế hiện đại, trong thế giới toàn cầu hóa vốn đang có rất nhiều người khổng lồ tầm cỡ toàn cầu thống trị.
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa này vươn lên không phải bằng cách cố trở thành khổng lồ tầm cỡ các tập đoàn như Microsoft (Tập đoàn nghiên cứu sản xuất phần mềm máy tính của Mỹ), Toyota (Tập đoàn sản xuất ôtô của Nhật Bản) hay Samsung (tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu Hàn Quốc). Họ cũng không cố gắng trở thành những ông chủ của các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, có các “chuỗi” sản xuất ngang, dọc đan kết thành mạng lưới bao phủ toàn cầu.
Tuy nhiên, bằng việc khẳng định một cách khiêm nhường, họ đã tạo ra những sản phẩm đơn lẻ, thậm chí những linh kiện cụ thể độc nhất vô nhị của mình, những thứ tuy nhỏ nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống kinh tế toàn cầu đang được cấu trúc lại theo từng chuỗi sản phẩm.
Nói khác đi, cuốn sách này được viết để giới thiệu cách thức chinh phục thế giới hiện đại của những “chú bé hạt tiêu,” về một nhiệm vụ dường như là bất khả thi trong một nền kinh tế, mà hai nguyên lý cơ bản là cạnh tranh và tốc độ, đều đã được đẩy lên đỉnh của sự khốc liệt.
Điều tra thống kê của chính tác giả trên khắp thế giới, theo những tiêu chí được áp dụng “bình đẳng” cho mọi nước chỉ ra rằng, nước Đức có nhiều nhà vô địch ẩn danh nhất thế giới. Do vậy, cuốn sách tập trung viết về những nhà vô địch ẩn danh của Đức.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam), người viết lời giới thiệu cuốn sách, đánh giá những bài học cuốn sách mang đến cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam, cả những người đã thành danh, đang vật lộn để vươn lên hay mới khởi nghiệp, là rất đúng lúc và vô cùng hữu ích, khi Việt Nam đang nuôi khát vọng đuổi kịp các nước đi trước, để “sánh vai với các cường quốc năm châu."
Các doanh nghiệp Việt Nam tuy còn rất trẻ và còn non yếu trên nhiều phương diện, song đều mang khát vọng to lớn đó.
Cuốn sách gồm 396 trang, 13 chương với những nội dung phong phú, sâu sắc và những bài học cụ thể từ các nhà vô địch ẩn danh dành cho độc giả, đặc biệt là cho đối tượng là các nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét