10/10/2017

Triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch với 2 chương gồm 12 điều là những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch. Là một trong những địa phương phát triển trọng điểm về du lịch, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai thực hiện Bộ Quy tắc này trên địa bàn tỉnh. 
Việc triển khai áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch đưa Đà Lạt thực sự là điểm đến hấp dẫn,
là thành phố đáng sống

Theo đó, việc nhanh chóng áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhằm xây dựng hành vi, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, mến khách trong đón tiếp và phục vụ khách du lịch của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như cộng đồng dân cư. Từ đó, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của dịch vụ du lịch Lâm Đồng; đồng thời, xác định ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững, có chất lượng, chiều sâu, tăng khả năng cạnh tranh.

 
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, quán triệt sâu sắc trong toàn thể cán bộ, đảng viên công chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Bộ Quy tắc đối với việc nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Lâm Đồng. Song song, đẩy mạnh tuyên truyền định hướng hành vi ứng xử; cung cấp thông tin, khuyến cáo những hành vi nên và không nên làm cho khách du lịch khi đến Lâm Đồng; giáo dục nâng cao ý thức, thái độ đón tiếp và phục vụ du khách của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch.
 
Mục tiêu trong năm 2017: Biến những quy tắc trong Bộ Quy tắc phải được duy trì thành thói quen, thường xuyên, liên tục, đi vào nếp sống của người dân địa phương và du khách. Xây dựng tài liệu tuyên truyền cho từng đối tượng phù hợp với các quy tắc: du khách, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị vận chuyển khách, nhà hàng - cơ sở dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm, điểm tham quan du lịch, cộng đồng dân cư... bằng hình ảnh, tờ rơi, khẩu hiệu sinh động. Phát động phong trào ứng xử văn minh du lịch đến tất cả các đối tượng liên quan. Tăng cường phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành chức năng trên lĩnh vực quản lý hoạt động dịch vụ du lịch nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh; bảo vệ môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp; môi trường xã hội an ninh, an toàn, thân thiện. 
 
Đến giữa năm 2018, triển khai có hiệu quả nội dung Bộ Quy tắc, trong đó thực hiện một số nội dung cụ thể sau: tổ chức cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đầy đủ việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách; giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong gây mất trật tự tại các khu điểm du lịch, khu vực công cộng và lấn chiếm lòng - lề đường, tình trạng “cò kéo, chặt chém, lừa ép” du khách. Cộng đồng dân cư phát huy phong cách người Đà Lạt - Lâm Đồng hiền hòa - thanh lịch - mến khách, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của người dân Lâm Đồng. Khách du lịch có thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự; tôn trọng, thực hiện văn hóa giao thông; có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường; giữ gìn vệ sinh điểm đến. Qua đó, xây dựng hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng “Văn minh - thân thiện - chuyên nghiệp”. 
 
QUỲNH UYỂN
http://baolamdong.vn/dulich/201709/trien-khai-thuc-hien-bo-quy-tac-ung-xu-van-minh-du-lich-2842334/

Công bố thời điểm diễn ra Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt - 2017

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đồng ý chủ trương cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình "Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017". Theo đó, mùa hội sẽ diễn ra từ 24/11 đến 04/12/2017 tại Đồi cỏ hồng - hồ Đan Kia - Suối Vàng. Đồng thời, lễ hội sẽ rộng cửa đón khách tham gia trẩy hội và không bán vé thu tiền… 

Cỏ hồng được giới thiệu trong triển lãm với chủ đề “Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng” tại Đà Lạt vừa qua
của các tác giả Đặng Văn An, Võ Trang, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Trọng Bảo Toàn, Thanh Thúy
Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017 là một hoạt động văn hóa tiêu biểu hướng đến Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII được tổ chức tại thành phố Đà Lạt vào cuối năm 2017, nhằm giới thiệu thiên nhiên tươi đẹp, giới thiệu loài "Cỏ hồng" độc đáo chỉ có ở Đà Lạt và chỉ nở hoa một mùa trong năm.  
Theo ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng cho biết,  chương trình Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt bao gồm các hoạt động chính như:
“Khoảnh khắc cỏ hồng” trong đó có các chương trình như Chương trình Hội ảnh cỏ hồng dành cho các CLB nhiếp ảnh các tỉnh thành và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp; Chương trình "Khoảnh khắc selfie" dành cho các bạn trẻ thích tự chụp qua điện thoại; Chương trình "Chủ nhật hồng "dành cho các cặp đôi đã cưới trong năm 2017 hoặc sẽ cưới trong năm 2018, thích có album ảnh cưới đẹp với cỏ hồng; Chương trình "Thiên đường hoa cỏ" dành cho khách tham quan và chụp ảnh với hơn 10 đại cảnh và 20 tiểu cảnh.
Ngày hội văn hóa bản địa “Bản sắc đại ngàn” gồm các chương trình như: Giải đua ngựa không yên của đồng bào Lạch huyện Lạc Dương "Vó ngựa thảo nguyên"; Lễ hội văn hóa bản địa "Đêm người Lạch" tái hiện lễ hội được mùa của người Lạch với các hoạt động diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, rượu cần.
“Đón trăng trên cỏ hồng” với các chương trình: Rước đèn tình yêu trên đồi cỏ hồng; Cảnh diễn hóa Truyền thuyết cỏ hồng; nhẫn cho tình yêu; Thả đèn nguyện ước,, nụ hôn trăng, pháo hoa…
 Ngày thông điệp cỏ hồng “Hãy trân trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên” gồm chương trình: Yoga trên đỉnh cỏ tuyết, Ngày hội viết thông điệp " Hãy trân trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên", Liên hoan âm nhạc Acoustic Tây nguyên - Duyên hải miền Trung.
Cắm trại dã ngoại “Đêm thảo nguyên” và Ẩm thực Food trust. Thông qua chương trình nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách những mô hình du lịch trải nghiệm những gắn thiên nhiên con người Đà Lạt.
Văn Báu
http://baolamdong.vn/dulich/201709/cong-bo-thoi-diem-dien-ra-mua-hoi-co-hong-da-lat-2017-2847388/

Những phác họa về Festival Hoa 2017


Vào những ngày cuối tháng 12, Ðà Lạt sẽ thật vui nhộn, náo nhiệt với một sự kiện văn hóa, xã hội, du lịch mang tính quốc gia và mang tầm quốc tế đó là Festival Hoa Ðà Lạt lần thứ VII. Ðây là hoạt động nhằm quảng bá và tôn vinh những giá trị hoa và ngành hoa Ðà Lạt - Lâm Ðồng, tạo cơ hội để những người trồng hoa được giao lưu, trao đổi và phát triển ngành nghề địa phương đến với cả nước, khu vực và quốc tế.




Sương sớm Đà Lạt. Ảnh: Hà Hữu Nết
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 với tên gọi lễ hội sắc hoa Đà Lạt, ngay từ buổi đầu được khởi xướng tổ chức đã để lại trong lòng du khách gần xa nhiều ấn tượng khó phai. Từ năm 2005 được đổi tên Festival Hoa Đà Lạt, cho đến nay lễ hội này đã trở thành thương hiệu, là vẻ đẹp, là niềm tự hào của con người và vùng đất Đà Lạt - Lâm Đồng. Năm nay, cứ đến hẹn lại lên, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII với chủ đề “Hoa Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một cảm nhận mới thú vị.
Kỹ lưỡng từ khâu kế hoạch chuẩn bị
Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện văn hóa, xã hội, du lịch này, các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân của tỉnh đã có sự chuẩn bị hết sức chu đáo trên tinh thần làm sao để có một lễ hội thật sự ấn tượng, phong phú, hiệu quả và tiết kiệm, mang tính cộng đồng, thu hút sự tham gia, hưởng ứng của nhân dân và du khách. 
Đầu tiên là khâu lập kế hoạch, lộ trình để triển khai tổ chức, qua đó các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp trong công tác chuẩn bị, tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết, đầu tư cho lễ hội, vận động xã hội hóa cả về nội dung lẫn hình thức, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia vào các hoạt động của lễ hội… Từ thực tiễn các kỳ Festival hoa được tổ chức đã cho thấy việc xã hội hóa trong các kỳ lễ hội thật sự quan trọng và có ý nghĩa khi mà tất cả mọi hoạt động của lễ hội đều gắn với tinh thần trách nhiệm, với lợi ích mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, không những nhân dân các địa phương trong tỉnh mà còn huy động được nhân dân, doanh nghiệp trên các vùng miền của cả nước, của các nước trong khu vực và trên thế giới, qua đó tạo mối gắn kết, chung tay cùng thực hiện đạt hiệu quả.
Đối với công tác truyền thông, quảng bá cho lễ hội được thực hiện sớm và rộng rãi, kết hợp có hiệu quả cả phương pháp truyền thông truyền thống và phi truyền thống như tổ chức họp báo theo lộ trình, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, xây dựng mẫu logo, trang trí pano, áp phích... Điểm đặc biệt quan trọng, Festival hoa lần này còn gắn với các hoạt động của Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa, chương trình xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, ngoài việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người và du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tôn vinh giá trị của hoa và ngành hoa, các sản phẩm nông sản của địa phương thì còn gắn với việc quảng bá thương hiệu ngành nghề sản xuất trà, sản xuất lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc nói riêng, Lâm Đồng nói chung. Tạo cơ hội cho những người làm rau, hoa, trà, tơ lụa địa phương được giao lưu, trao đổi và phát triển ngành nghề.
Một nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua đó là khâu đảm bảo cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng, cây xanh đường phố, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự cho các hoạt động của lễ hội được tỉnh hết sức quan tâm chỉ đạo. Qua đó, các cơ quan, đơn vị, các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh được giao nhiệm vụ hết sức chú trọng công tác này, bên cạnh đó các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác chỉnh trang đô thị, khu dân cư, trồng cây xanh và hoa đảm bảo môi trường “xanh, sạch, đẹp”, xây dựng nếp sống văn minh.
Nhiều chương trình lễ hội phong phú
Trong công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội thì một kịch bản hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách là hết sức quan trọng, từ việc hoàn thiện nội dung kịch bản như lễ khai mạc, bế mạc cho đến thiết kế dàn dựng sân khấu, kế hoạch tổ chức các chương trình… phải thật sự chi tiết, trong đó kịch bản văn học phải có lời bình cụ thể gắn với kịch bản sân khấu thể hiện nội dung cần chuyển tải thông qua các thủ pháp dàn dựng nghệ thuật; chủ đề và nội dung trong kịch bản có sự đổi mới sáng tạo, không trùng lắp với kịch bản của các kỳ lễ hội trước. Riêng đối với lễ khai mạc, chủ thể xuyên suốt và trọng tâm phải nhấn mạnh “Hoa Đà Lạt”, các chủ thể khác được lồng ghép đảm bảo phù hợp mục tiêu, yêu cầu của lễ hội, nhất là yếu tố “con người” được khắc họa rõ nét trong kịch bản.
Du khách đến với thành phố ngàn hoa

Diễn ra trong thời gian 5 ngày (từ ngày 23/12/2017 đến hết ngày 27/12/2017), với không gian lễ hội tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh, xuyên suốt toàn bộ hoạt động với nhiều chương trình độc đáo, bao gồm 15 chương trình chính và 14 chương trình hưởng ứng, mỗi chương trình mang đặc trưng khác nhau, trong đó chương trình chính với điểm nhấn là lễ khai mạc sẽ có chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng thật công phu; tiếp theo là Đêm hội rượu vang Đà Lạt với Chương trình nghệ thuật “Thương về miền đất lạnh”; Tuần lễ thời trang Áo dài-Lụa được tổ chức tại Sân golf Đà Lạt Palace; Chương trình nghệ thuật thời trang “Duyên dáng Việt Nam” tại Quảng trường Lâm Viên; Đêm hội “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” nhằm tôn vinh thương hiệu nông sản Đà Lạt, tôn vinh người sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; một điểm nhấn nữa đó là Chương trình hòa nhạc “Giai điệu thiên nhiên” kết hợp bế mạc, tổng kết Festival hoa sẽ thật hoành tráng và lộng lẫy; bên cạnh đó, các Không gian hoa với việc bố trí các tiểu cảnh hoa xung quanh hồ Xuân Hương sẽ tô điểm thêm cho toàn bộ không gian hoa của lễ hội, không gian mở được bố trí sắp đặt tại các trục đường của thành phố, các làng hoa, doanh nghiệp, nhà vườn, khu du lịch, công viên và khu dân cư… Ngoài các chương trình trọng tâm được tổ chức thì các chương trình hưởng ứng như không gian thư pháp, triển lãm ảnh nghệ thuật, tuần lễ phim, các hội thi, liên hoan… sẽ làm phong phú và sinh động hơn cho lễ hội.
 THÚY VÂN
http://baolamdong.vn/dulich/201710/nhung-phac-hoa-ve-festival-hoa-2017-2849744/
,

Sơ khảo Hội thi cán bộ thư viện giỏi năm 2017 khu vực miền Nam


QĐND Online - Sáng 21-9, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Sơ khảo Hội thi cán bộ thư viện giỏi năm 2017 khu vực miền Nam.

Thí sinh tham gia phần thi. 
Tham dự hội thi lần này có đông đảo các thí sinh đến từ 29 thư viện của các tỉnh, thành phố và một số trường đại học, cao đẳng ở khu vực phía nam. Ở vòng sơ khảo, các thí sinh sẽ thực hiện với 3 nội dung: Viết sáng kiến; thi lý thuyết kiến thức về văn bản quy phạm pháp luật và kỹ thuật nghiệp vụ thư viện; thực hành tuyên truyền giới thiệu sách và trả lời câu hỏi kiến thức ứng xử trên sân khấu. Vòng thi sẽ chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất của khu vực miền Nam để tham gia vòng Chung kết Hội thi cán bộ thư viện giỏi toàn quốc năm 2018.
Hội thi là dịp tôn vinh các cán bộ thư viện giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo, yêu nghề, đồng thời giúp lực lượng này có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao sự hiểu biết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật, phát huy sáng kiến trong công tác, ứng xử các tình huống trong quá trình triển khai hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ thư viện hiện nay.
Tin, ảnh: HOÀNG NHƯỠNG


http://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/so-khao-hoi-thi-can-bo-thu-vien-gioi-nam-2017-khu-vuc-mien-nam-518400

Tuần lễ hưởng ứng " Học tập suốt đời " năm 2017, chủ đề " Học tập để phát triển quê hương đất nước"

Sáng ngày 02/10/2017 tại trường THCS Nguyễn Du, thành phố Đà Lạt đã tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017 với chủ đề: "Học tập để phát triển quê hương đất nước". 
NGƯT Thái Thị Hạnh - Chủ tịch Hội khuyến học TP Đà Lạt phát biểu khai mạc

Buổi lễ có sự tham gia của đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Lâm Đồng, Hội Khuyến học tỉnh, Lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Lạt, các Tổ chức xã hội và các trường trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các cơ quan phát thanh, truyền hình của địa phương,..
Ông Nguyễn Văn Ánh, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
phát biểu phát động tuần lễ học tập suốt đời năm 2017

Ông Nguyễn Văn Ánh, Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017, nội dung phát động đã nhấn mạnh việc mỗi CB-GV-NV và học sinh cần phải không ngừng học tập, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, học suốt đời để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho quê hương, đất nước ngày càng thịnh vượng và phát triển bền vững.
NGƯT Nguyễn Xuân Ngọc - Chủ tịch Hội Khuyến học Tỉnh Lâm Đồng và NGƯT Thái Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Khuyến họcTP Đà Lạt tặng những chiếc xe đạp cho HS nghèo vượt khó trong Thành phố Đà Lạt có thành tích cao trong học tập


Sau lễ khai mạc là phần trao học bổng và tặng những chiếc xe đạp tình thương cho các em học sinh nghèo trong thành phố Đà Lạt đạt thành tích cao trong học tập.
Buổi lễ phát động đã diễn ra trong  không khí sôi nổi, bổ ích và lí thú.
NGƯT Nguyễn Xuân Ngọc - Chủ tịch Hội  Khuyến học Tỉnh Lâm Đồng
trao học bổng cho HS nghèo vượt khó trong Thành phố Đà Lạt có thành tích cao trong học tập




Văn nghệ chào mừng tại buổi lễ

10/09/2017

UBND thành phố Đà Lạt phát động tuần lễ học tập suốt đời


Với chủ đề: “học tập để phát triển quê hương đất nước” từ nay đến ngày 8/10, các đơn vị sẽ tập trung triển khai tuyên truyền hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, phổ biến thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2020, xây dựng chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích mọi người tham gia học tập thường xuyên để đạt đến mục tiêu đề ra trong tuần lễ học tập năm 2017 đó là: Tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập bằng những nội dung và hình thức thích hợp; mọi cá nhân đều được học tập thường xuyên, tận dụng tối đa các cơ hội học tập do xã hội cung cấp nhằm đạt nhu cầu học để làm người công dân tốt, học để có nghề nghiệp ổn định và lao động hiệu quả; tập trung xây dựng xã hội học tập nhằm tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời, là chìa khóa mở đường đi đến thành công trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, là mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển giáo dục. Dịp này hội khuyến học tỉnh lâm đồng đã tặng 20 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở khối tiểu học, mỗi suất 500 ngàn đồng. Ngoài ra, hội đã vận động một nhà tài trợ người Hàn Quốc tặng 19 chiếc xe đạp cho học sinh vượt khó khối THCS ./.

                                                                                                      Bích Thảo
http://lamdongtv.vn/tin-tuc-n5272/ubnd-thanh-pho-da-lat-phat-dong-tuan-le-hoc-tap-suot-doi.html


Sáng ngày 01/03/2016, tại thành phố Đà Lạt -  tỉnh Lâm Đồng, Liên hiệp Thư viện khu vực Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã tổ chức Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2013 – 2015 và đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2016 - 2018.
Đến dự Hội nghị có bà Vũ Dương Thuý Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; bà Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam; ông Bùi Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng; cùng Lãnh đạo và gần 70 viên chức làm công tác thư viện của 9 tỉnh thuộc Liên hiệp Thư viện Miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ.
Hội nghị đã nghe Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Liên hiệp nhiệm kỳ 2013 - 2015. Báo cáo nêu rõ trong nhiệm kỳ vừa qua, hệ thống thư viện các tỉnh trong Liên hiệp đã hoàn thành tốt chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Sở VHTTDL bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt nghị quyết nhiệm kỳ 2013-2015 của Liên hiệp Thư viện MĐNB và CNTB đề ra; Đã xây dựng, thiết kế website, logo riêng; định kỳ biên soạn và phát hành Tập san Liên hiệp. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại như: Ngân sách các địa phương đầu tư cho bổ sung tài liệu chưa cao; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Liên hiệp chưa đồng bộ, thống nhất gây khó khăn trong việc chia sẻ cơ sở dữ liệu; Năng lực trình độ và khả năng tiếp cận công nghệ mới của người làm thư viện còn bất cập; Sự phối hợp hoạt động, trao đổi nghiệp vụ, khai thác nguồn lực thông tin chưa được thực hiện  thường xuyên…
Hội nghị đã thống nhất phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2016 - 2018 với các nội dung như: Ưu tiên những hoạt động chuyên môn mang tính liên kết thực chất, trọng tâm, trọng điểm, tạo uy tín của Liên hiệp; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị; Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện cấp xã, phường, thị trấn; Tăng cường công tác trao đổi thông tin, nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm giữa các thư viện trong khu vực theo hướng hội nhập, hiện đại và phát triển…
Tại Hội nghị, thay mặt Bộ VHTTDL, bà Vũ Dương Thúy Ngà đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho 02 tập thể và 01 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và tổ chức hoạt động thư viện tại địa phương năm 2015. Tặng Kỷ niệm chương “Thủ thư tiêu biểu” cho 18 người làm thư viện trong Liên hiệp đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn hóa đọc năm 2015.
Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Thư viện Miền Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ nhiệm kỳ 2016 - 2018 gồm: ông Hồ Thanh Hà - Giám đốc Thư viện tỉnh Lâm Đồng giữ chức Chủ tịch và ông Nguyễn Văn Tám - Giám đốc Thư viện tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp.



Bà Vũ Dương Thuý Ngà Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch
phát biểu tại Hội nghị



Toàn cảnh hội nghị



NGÀY HỘI SÁCH NĂM 2017 SÁCH - TRI THỨC VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Chào mừng Ngày Sách Việt Nam - 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới - 23/4; Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam, trên cơ sở kế hoạch hoạt động thường niên của đơn vị đã được Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ủng hộ, Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng các cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Thư viện, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các cơ quan xuất bản, phát hành, Thư viện tỉnh/thành phố, trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, các cơ quan thông tấn, báo, đài tổ chức Ngày Hội Sách năm 2017, thời gian từ 8h00-12h00, ngày 20/04/2017 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Ngày Hội Sách 2017 với chủ đề “Sách - Tri thức và phát triển xã hội” tiếp tục được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh những người làm công tác sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc Việt Nam.
Các hoạt động trong Ngày Hội Sách 2017 bao gồm:
(1) Triển lãm tư liệu Sách - Tri thức và phát triển xã hội: Giới thiệu các tư liệu viết về tinh hoa tri thức nhân loại; những nền văn hoá, văn minh thế giới được hình thành trên sự phát triển của tri thức; tri thức và thành tựu về sự phát triển văn hoá xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng mà nhân dân Việt Nam đã đạt được;
(2) Giao lưu tác giả - tác phẩm: Với các diễn giả: Nhà sử học Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Ông Nguyễn Kiểm - Nguyên Cục trưởng Cục Xuất bản, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; PGS.TS Trịnh Văn Lẩu - Chủ tịch Hội đồng Dược điển Quốc gia; Ông Lưu Xuân Lý - Nguyên Giám đốc Nxb. Văn hoá dân tộc; TS. Giáo dục Nguyễn Thụy Anh; Bà Lê Phương Liên - Trưởng Ban sách thiếu nhi Hội Xuất bản; tác giả Vũ Hùng giới thiệu, trao đổi về một số tác phẩm tiêu biểu và đạt giải thưởng của Hội Xuất bản Việt Nam: Đường cách mệnh, Diễn xướng nghi lễ - Di sản văn h đặc sắc của dân tộc MườngDược thư Quốc gia Việt NamBộ sách văn học thiếu nhi 12 cuốn;
Khách tham dự được tham gia rút thăm may mắn nhận 01 vé khứ hồi Hà Nội - Châu Âu do Turkist Airlines tài trợ (có điều kiện áp dụng)
(3) Thi vẽ tranh theo sách: Chủ đề “Văn minh đô thị” sẽ được thể hiện lại trong các bức tranh thông qua nét vẽ và sự tưởng tượng của các em thiếu nhi;
(4) Thi kể chuyện theo sách bằng tiếng Việt: Những câu chuyện về lịch sử, văn hoá, văn học Việt Nam và thế giới sẽ được các em thiếu nhi cảm nhận và tái hiện lại thông qua hình thức kể chuyện bằng tiếng Việt;
(5) Thi kể chuyện theo sách bằng tiếng Anh: Những câu chuyện về lịch sử, văn hoá, văn học Việt Nam và thế giới sẽ được các em thiếu nhi cảm nhận và tái hiện lại thông qua hình thức kể chuyện bằng tiếng Anh;
(6) Thi nhận diện tác giả, tác phẩm: Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu để người tham gia nhận diện tên tác giả, tác phẩm liên quan đến lịch sử, văn hoá - văn học, danh lam thắng cảnh của Việt Nam và thế giới;
(7) Tiếp nhận tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân: Quyên góp, tiếp nhận sách tài trợ của các tổ chức, cá nhân... để hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, thư viện còn gặp nhiều khó khăn;
(8) Hội chợ sách: Với sự tham gia của một số nhà xuất bản, nhà sách giới thiệu hàng ngàn tên sách có nội dung phong phú, giá bán ưu đãi.

Ngày Hội Sách tại TVQG mở cửa miễn phí cho tất cả những ai yêu quý Sách!
CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI SÁCH 2017


STT

Thời gian

Chương trình
1
08h00 - 08h30
 Đón tiếp đại biểu
2
08h30 - 09h00
 Lễ khai mạc:
 - Ngày Hội Sách 2017
 - Triển lãm: Sách - Tri thức và phát triển xã hội
3
Từ 20/04 - 05/05/2017
 Triển lãm:
Sách - Tri thức và phát triển xã hội
4
09h00 - 12h00
 Giao lưu tác giả, tác phẩm
 Tác phẩm
  1. Đường cách mệnh - Hồ Chí Minh
  2. Diễn xướng nghi lễ - Di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường - tuyển chọn: Hà Lý
  3. Dược thư Quốc gia Việt Nam - Nguyễn Quốc Triệu chủ biên
  4. Bộ sách văn học thiếu nhi 12 cuốn - tác giả Vũ Hùng
   Diễn giả
  1. Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam
  2. Ông Nguyễn Kiểm - Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam
  3. PGS.TS Trịnh Văn Lẩu - Chủ tịch Hội đồng Dược điển Quốc gia
  4. Ông Lưu Xuân Lý - Nguyên Giám đốc Nxb. Văn hoá dân tộc
  5. Bà Lê Phương Liên -Trưởng Ban sách thiếu nhi Hội Xuất bản
  6. TS. Giáo dục Nguyễn Thụy Anh
  7. Tác giả Vũ Hùng
5
09h00 - 12h00
 Thi vẽ tranh theo sách
 Chủ đề: Văn minh đô thị
(Dành cho các em thiếu niên, nhi đồng)
6
09h00 - 12h00
 Kể chuyện theo sách bằng tiếng Việt
 Chủ đề: Lịch sử, văn hoá - văn học Việt Nam và thế giới
7
09h00 - 12h00
 Kể chuyện theo sách bằng tiếng Anh
 Chủ đề: Lịch sử, văn hoá - văn học Việt Nam và thế giới
 (Dành cho các em thiếu niên, nhi đồng)
8
09h00 - 12h00
 Thi nhận diện tác giả, tác phẩm:
 + Giới thiệu nhân vật, danh thắng trong tác phẩm và đố người xem nhận diện tác giả, tác phẩm, nhân vật, địa danh đó
 + Chủ đề: Lịch sử, văn hoá - văn học, danh thắng Việt Nam và thế giới
                                                                (Dành cho mọi đối tượng)
9
08h00 - 17h00
Từ 20/4/2017
 Tiếp nhận tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Quyên góp, tiếp nhận sách tài trợ của các các nhà xuất bản, nhà sách, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng tại Hà Nội… tặng các thư viện vùng sâu, vùng xa, thư viện còn nhiều khó khăn
10
08h00 - 20h00
Từ 19 - 23/04/2017
 Hôi chợ sách
Các gian hàng bán sách giá ưu đãi của các nhà xuất bản, nhà sách, công ty  phát hành…