4/23/2014

Rộn ràng Ngày sách Việt Nam 2014 TẠI Hà Nội

Sáng 20/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã chính thức khai mạc "Ngày hội sách và Văn hóa đọc 2014". Đây là hoạt động chính nằm trong chương trình hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 đầu tiên.
Năm nay, Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trên khắp cả nước từ ngày 19 đến ngày 21/4. Cùng với Thư viện Quốc gia Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi diễn ra hoạt động chính "Ngày hội sách và Văn hóa đọc 2014".
"Ngày hội sách và Văn hóa đọc" là một hoạt động thường niên kỷ niệm Ngày Sách và bản quyền Thế giới (23/4). Năm nay, sự kiện này còn đánh dấu kỷ niệm Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên.

Rộn ràng Ngày sách Việt Nam 2014 tại TP.HCM

19/04/2014 13:54 (GMT + 7)

TTO - Hơn 1.000 bạn trẻ tham gia Ngày sách Việt Nam lần 1-2014 khai mạc sáng nay 19-4 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Thư viện Quốc hội hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4), sáng nay (18/4), Thư viện Quốc hội tổ chức trưng bày và giới thiệu các ấn phẩm sách khoa học, chính trị, pháp luật. Đây cũng là một trong những hoạt động nhân dịp Thư viện Quốc hội chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, hỗ trợ thông tin, tri thức cho các đại biểu Quốc hội. 
Với mong muốn các đại biểu quốc hội có dịp tiếp cận với nhiều đầu sách mới, sách hay, đặc biệt là những ấn phẩm sách chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp lý, Thư viện Quốc hội đã tuyển chọn trưng bày những cuốn sách kinh điển về chính trị và quản trị quốc gia từ kho sách của thư viện.
Bên cạnh đó, các nhà xuất bản và công ty sách cũng tham gia giới thiệu những ấn phẩm sách khoa học, chính trị mới, đề cập tới những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội có thể quan tâm như: “Đổi mới ở Việt Nam - Nhớ lại và suy ngẫm”, “Vì sao các quốc gia thất bại”, “Trí tuệ đám đông”, “Nhận diện quyền lực”…
Chia sẻ về việc chọn các đầu sách khoa học, chính trị và pháp luật để trưng bày và giới thiệu, ông Hoàng Minh Hiếu - Giám đốc Thư viện Quốc hội cho biết: “Khi chúng ta bắt đầu đổi mới đất nước thì sách kinh tế vào nước ta rất nhiều. Hồi ấy, có rất nhiều công trình dịch giáo trình kinh tế hay tác phẩm kinh tế. Đến thời điểm này, tôi nhận thấy các nhà xuất bản đã quan tâm nhiều hơn đến sách chính trị. Và để đón đầu xu thế ấy, Thư viện Quốc hội cũng tập trung nhiều vào việc bổ sung các cuốn sách kinh điển về chính trị cũng như về quản trị quốc gia, để giúp cho các đại biểu quốc hội có thể tiếp cận với nguồn sách đó. Thứ hai, một phần quan trọng nữa là các cuốn sách nghiên cứu những vấn đề đương đại mà đại biểu Quốc hội quan tâm”.
Chương trình trưng bày và giới thiệu sách được tổ chức từ hôm nay đến 21/4, với sự tham gia của 4 nhà xuất bản và công ty sách: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Tri thức, Công ty cổ phần sách Alpha (Alpha Books)./.
                                                                                                                                                                   
Phương Thúy/VOV- Trung tâm Tin

http://vov.vn/Van-hoa/Thu-vien-Quoc-hoi-huong-ung-Ngay-Sach-Viet-Nam/321733.vov

Lễ công bố quyết định của Thủ tướng về Ngày Sách Việt Nam

Tối 19/4, tại công viên tượng đài Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức.
Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững, vì vậy cần phải sự đầu tư, khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách. Chính vì hướng tới những mục đích cao cả nói trên, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm làm Ngày sách Việt Nam.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Quyết định số 284/QĐ-TTg (ký ngày 24/2) của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định, Ngày Sách Việt Nam là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. 

Hà Nội tưng bừng hoạt động mừng Ngày Sách Việt Nam 2014

Tiếp sau lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm tôn vinh sách và văn hóa đọc sách trong cộng đồng, sáng nay (20/4), tại Hà Nội, người yêu sách có hai địa điểm mừng mùa hội sách tại Văn miếu Quốc tử giám và Thư viện Quốc gia với hàng loạt hoạt động giao lưu, giới thiệu sách, triển lãm sách, thi xếp sách nghệ thuật, mua sách và các trò chơi cùng sách… Đây là các hoạt động cần thiết khi hướng đến những đối tượng học sinh, sinh viên, cộng đồng giới trẻ để tạo nên văn hóa đọc sách lành mạnh và phù hợp hơn.
“Sách – chìa khóa thành công” là chủ đề của Ngày hội sách và văn hóa đọc 2014 diễn ra tại Văn miếu Quốc tử Giám chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất và hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4. Mở đầu ngày hội sách là lễ dâng hương tại Điện thờ Chu Văn An nhằm ôn lại lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam với truyền thống hiếu học lâu đời.
Lễ dâng hương tại Điện thờ Chu Văn An tại Văn miếu Quốc tử Giám khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc

Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội

ại cuộc họp báo diễn ra sáng nay ở Hà Nội (11/4), Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra thông báo: “Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội và lan tỏa tới các địa phương, trọng tâm từ ngày 19 -23/4 hàng năm”.
Hoạt động mở đầu cho Ngày Sách Việt Nam (21/4) là Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam, diễn ra lúc 20h ngày 19/4 tại tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội). Các hoạt động hưởng ứng sự kiện này là tổ chức Ngày Sách Việt Nam trong hệ thống các trường học, thư viện, địa phương, các bộ ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
Ngày sách Việt Nam với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm tôn vinh văn hóa đọc của dân tộc (ảnh minh họa: Hà Phương)

Tuần lễ “Sách và văn hóa đọc": Hành trình về với sách xưa

Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4), từ ngày 19 - 26/4 tới, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây phối hợp với Diễn đàn “Sách xưa” (sachxua.net) tổ chức tuần lễ “Sách và văn hóa đọc”.
Đáng lưu ý là trong chuỗi hoạt động tại tuần lễ “Sách và văn hóa đọc”, có buổi trưng bày Hành trình của sách Quốc ngữ Việt Nam”, giới thiệu khoảng 150 - 200 cuốn sách thuộc loại quí hiếm do các thành viên của Diễn đàn sachxua.net đóng góp.
Một số cuốn sách xưa quý hiếm, nằm trong bộ sưu tập của thành viên Diễn đàn "Sách xưa" (ảnh: sachxua.net)

4/15/2014

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2013

Thứ tư 17/04/2013 23:40

(VTV Online) -
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2013 với chủ đề “Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2013 tại Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội.
Đây là năm thứ ba, ngày hội Sách và Văn hóa đọc diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tưng bừng khai mạc Hội sách TP.HCM lần 8 - 2014

Thứ hai 24/03/2014 14:33

(VTV Online) -
Ngày hội của những người yêu sách kéo dài một tuần (24/3 – 30/3) với nhiều hoạt động đa dạng của gần 200 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách.
Ngày 24/3, Hội sách TP.HCM đã khai mạc tại công viên Lê Văn Tám với chủ đề Sách - Văn hóa và Phát triển. Hơn 500 gian hàng góp mặt tại sự kiện này với nhiều hoạt động phong phú, mở cửa từ 8h – 22h, vào cửa miễn phí.
Hội sách năm nay có sự tham gia của 25 NXB nước ngoài. Năm nay Hội sách có sự góp mặt của rất nhiều đơn vị kinh doanh sách, sản phẩm văn hóa trên mạng Internet, bắt kịp xu hướng đọc mới của độc giả hiện đại.
 
Cổng chính của Hội sách

4/14/2014

HỘI THẢO " TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THƯ VIỆN "

Ngày 26/03/2014, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội tổ chức Hội thảo Tổ chức không gian thư viện.
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: bà Đinh Nguyễn Phương Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông Đỗ Thế Anh - Vụ Kế hoạch Tài chính phụ trách Thư viện – Bảo tàng; bà Meyer-Zollitsch. – Viện trưởng Viện Goethe Việt Nam; TS Klaus Ulrich Werner, Giám đốc Thư viện Đại học Tự do, Berlin;Thành viên Ủy ban xây dựng các chỉ dẫn về Tòa nhà thư viện và lưu trữ thuộc Viện Tiêu chuẩn Đức; bà Nguyễn Thị Duyên – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng Việt Nam; ông Nguyễn Lâm Cường – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Việt Nam; ông Lê Văn Viết – Chánh văn phòng Hội Thư viện Việt Nam; đại diện lãnh đạo các thư viện tỉnh, thành phố, trung tâm thông tin - thư viện trường đại học, thư viện chuyên ngành, đa ngành, một số cơ sở đào tạo nghề thư viện trong cả nước.
2014-03-25-khong-gian-tv-17

NHÌN LẠI KHUNG PHÂN LOẠI DDC 14 - BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT

Hội nhập thông tin với thế giới
Trong xu thế hội nhập, các chuẩn liên quan đến xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin đang được các nhà thư viện học Việt Nam nghiên cứu và tiếp cận để ngành thông tin - thư viện Việt Nam hòa nhập theo sự phát triển của ngành trên thế giới.
Sau khi bản dịch tiếng Việt DDC 14 được hoàn tất, ngày 16/8/2006 Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) chính thức công bố ấn bản tiếng Việt khung phân loại DDC 14 rút gọn gồm 1.065 trang, khổ 17 x 24cm. Với bản dịch này, tiếng Việt trở thành một trong hơn 30 ngôn ngữ của khung phân loại DDC được xuất bản chính thức.
Theo công văn số 1589/BVHT-TV ngày 7/5/2007 Bộ Văn hóa - Thông tin đã chính thức có chủ trương áp dụng ba tiêu chuẩn thư mục quốc tế phổ biến gồm MARC21, AACR2 và DDC trên toàn quốc. Chủ trương này vốn đã được ngành thư viện chờ đợi từ rất lâu và ở một góc độ nào đó nó thậm chí còn được ví như là "Việt Nam chính thức gia nhập WTO" trong lĩnh vực thư viện.

XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ TRONG PHỤC VỤ THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM.

Chính sách là quan điểm, phương hướng và cách thức chung, sau khi được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt và ban hành thành văn bản chính thức sẽ là cơ sở, tài liệu chỉ dẫn để ra quyết định quản lý ở các cấp. Trong phục vụ nguồn tài nguyên thông tin, để không vi phạm Quyền tác giả (QTG), các thư viện phải định ra một số chính sách liên quan đến QTG giúp cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể trong những tình huống khác nhau và giúp cho việc thống nhất kế hoạch phục vụ tại các bộ phận chức năng. Dưới góc độ quản lý, các chính sách liên quan đến QTG cần phải xây dựng trong một thư viện bao gồm chính sách về quyền truy cập, chính sách sử dụng các sản phẩm thông tin, chính sách đối với dịch vụ sao chụp tài liệu, chính sách đối với dịch vụ cho thuê và mượn tài liệu, chính sách sử dụng dịch vụ sản xuất sách nói, chính sách đảm bảo an toàn thông tin nhằm hạn chế vi phạm QTG… Các thư viện cần công bố chính thức trên trang web của mình các chính sách này, coi đó là một trong những minh chứng chứng tỏ thư viện bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và QTG.
1. Chính sách về quyền truy cập liên quan đến QTG

TẬP HUẤN VÀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM BẢO QUẢN TÀI LIỆU TRUYỀN THỐNG, TÀI LIỆU SỐ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

Sáng 24/3/2014, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Thư viện chuyên ngành Khu vực Châu Á (SLA) đã khai giảng khoá Tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm Bảo quản tài liệu truyền thống, tài liệu số và quản lý rủi ro cho hơn 200 đồng nghiệp đại diện các thư viện tỉnh/ thành phố, thư viện chuyên ngành, thư viện đại học, Trung tâm thông tin, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, các giảng viên và các nhà nghiên cứu Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Singapore, Srilanka, Malaysia.
Tham dự lễ khai mạc có đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: ông Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Vụ trưởng Vụ Thư viện, ông Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Công đoàn Bộ, ông Trần Hoàng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; bà Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện; ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; bà Shirley Ingles-Cruz – Chủ tịch Hiệp hội Thư viện chuyên ngành - Khu vực châu Á; bà Luisa Madlangbayan - Chủ tịch Hiệp hội Thư viện chuyên ngành Philippines; TS. Reinhard Feldmann – Giám đốc, chuyên gia tư vấn đặc biệt của Khoa Các bộ sưu tập lịch sử, Đại học Munster (Đức); bà Alicia Paraiso – Trưởng bộ phận Thư viện, Viện Goethe Philippines; TS. Milagros Santos-Ong – Giám đốc Thư viện Toà án tối cao Philippines.

Độc giả Việt ngợi ca tác phẩm của Alice Munro

Alice Munro vừa giành giải Nobel Văn học 2013. Ở Việt Nam độc giả đã được thưởng thức tập truyện ngắn "Trốn chạy" của bà.
Không đợi đến khi nhận giải Nobel 2013, cái tên Alice Munro đã được đông đảo bạn đọc thế giới biết tới trước đó với rất nhiều giải thưởng văn học danh giá. Ở Việt Nam, tập truyện ngắn Trốn chạy của bà đã được Nhà xuất bản Văn học và Nhã Nam phát hành năm 2012. Ngay từlúc đó nhiều độc giả đã tìm đọc và dành nhiều lời khen ngợi cho tác phẩm của chủ nhân giải Nobel 2013.
Trốn chạy - tập truyện ngắn của Alice Munro - đã được xuất bản tại Việt Nam tháng 3/2012.

20 triệu bản sách sẽ có mặt tại Hội sách TP HCM lần VIII


Sáng 11-3, Ban Tổ chức Hội sách TP HCM lần VIII họp báo giới thiệu tổng quan các chương trình, hoạt động của hội sách năm nay.
Quy tụ 160 đơn vị xuất bản, công ty sách, phát hành trong và ngoài nước tham gia, hội sách sẽ có trên 500 gian hàng trưng bày hơn 200.000 tựa sách nhiều lĩnh vực với hơn 20 triệu bản. Dự kiến có 60 chương trình, hoạt động giao lưu giới thiệu tác giả - tác phẩm diễn ra liên tục trong khuôn khổ hội sách (từ ngày 24 đến 30-3 tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1). Đặc biệt, đây là năm đầu tiên hội sách sẽ có hoạt động giao lưu và tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử - vừa được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đông đảo bạn đọc đến với Hội sách lần VII
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Đông đảo bạn đọc đến với Hội sách lần VII

Tiểu thuyết hay: Những cô gái vô chủ


Cuốn sách của tác giả Lương Đình Dũng kể về cuộc đời 5 cô gái xinh đẹp trong một băng cướp nữ tiếng tăm trên giang hồ.
Xuất thân từ những cô gái quê chân ướt chân ráo xuống Hà Nội, họ đều bị bọn ma cô lừa đảo, gán cho tội cướp của. Không dám quay về nhà, 5 cô gái dần lún sâu vào chốn giang hồ với đủ chiêu mưu sinh, kiếm sống. Dù vậy, họ vẫn có những nguyên tắc bất di bất dịch đó là chỉ cướp của băng nhóm khác.
Cuộc đụng độ tại bãi vàng đã khiến họ gặp được Trăng Sương một cao thủ, đệ tử của đại ca Dương "Mặt đen" khét tiếng. Được nữ quái Thiên Loan, chị cả của nhóm cứu giúp sau trận đòn thù của một băng cướp khác, Trăng Sương cùng 5 cô gái thực hiện nhiều phi vụ chấn động, trở thành cái gai trong mắt những tay anh chị khét tiếng.

Cuốn sách đắt nhất thế giới có giá 300 tỉ đồng

Cuốn sách đầu tiên được ấn hành tại Mỹ năm 1640 vừa được bán ra với giá hơn 14 triệu đô la (tương đương gần 300 tỉ VND) tại một cuộc đấu giá diễn ra hồi đầu tuần này. Đây hiện được coi là cuốn sách đắt nhất thế giới.

Cuốn sách đắt nhất thế giới có giá 300 tỉ đồng
 












4/13/2014

Máy bán sách tự động – Lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam

Máy bán sách tự động là phương thức bán sách kiểu mới, lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Thiết bị này do NXB Trẻ triển khai thử nhiệm, dự kiến sẽ gồm có 3 máy, 2 đặt tại hội sách TPHCM lần thứ 8 (Công viên Lê Văn Tám) và 1 tại nhà sách của NXB Trẻ (161B Lý Chính Thắng, P.7, Q.3). Thiết bị này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn đọc một phương thức mua sách mới, độc đáo và tiện dụng.
Đa dạng cách thanh toán
Nhìn từ bên ngoài, máy bán sách tự động (MBSTĐ) có hình dáng như mọi thiết bị bán hàng tự động khác với một khung kính cho phép bạn đọc dễ dàng quan sát các cuốn sách được trưng bày bên trong và một màn hình cùng bộ phận nhận thanh toán nằm bên cạnh khung kính. Mỗi máy sẽ có khoảng 25 nhan đề sách khác nhau với 250 bản sách.
Theo ông Đồng Phước Vinh, Giám đốc Ybook (trực thuộc NXB Trẻ) đơn vị chịu trách nhiệm khai thác thiết bị thì ưu điểm nổi trội nhất của MBSTĐ là khả năng đa dạng trong thanh toán. Máy có ba hình thức thanh toán chính là tiền mặt, thẻ mua sách và qua điện thoại di động. Trong đó, thẻ mua sách là một dạng thẻ giống như thẻ ATM của các ngân hàng, thẻ do NXB Trẻ phát hành với mệnh giá cố định, tuy nhiên bạn đọc có thể nạp thêm tiền vào thẻ. Khi mua, bạn đọc đưa thẻ vào máy như khi rút tiền từ tài khoản ATM.
Ông Đồng Phước Vinh đang giới thiệu máy bán sách tự động.

Cần có một phố sách ở Hà Nội

Việc có một phố sách theo đúng nghĩa của nó là việc vô cùng bức thiết hiện nay khi mà Ngày Sách Việt Nam (21/4) đang đến gần.
Lâu nay, khi nhắc đến việc mua, bán sách ở Hà Nội người ta thường nhắc đến phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Hoàng Quốc Việt hay một vài những con phố nhỏ khác…Tất cả những những cửa hàng sách này đều mang tính tự phát hình thành, đó giống như là “buôn có bạn, bán có phường”, chỉ những người mua bán sách biết với nhau. Nó không phải như chợ hay siêu thị được chính quyền công nhận. Vậy nên chăng cần có một đường phố sách?
 Điểm hẹn của văn hóa đọc
Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh đã có đường sách Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế, đây là những con đường mà các năm gần đây UBND TP. Hồ Chí Minh quy hoạch để tổ chức Đường sách. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, cứ đến ngày là người dân Sài Gòn lại nô nức rủ nhau đi hội sách, họ đến đây không chỉ để ngắm sách, mua sách mà còn để cùng nhau chia sẻ những điều rất thiêng liêng về những nét văn hóa xung quanh sách - sản phẩm trí tuệ của loài người. Bên cạnh đó, còn có những Triển lãm sách, Hội chợ sách đã được các nhà phát hành, nhà xuất bản tổ chức riêng lẻ ở khắp nơi trên cả nước cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của người yêu sách…

Đa dạng hoạt động ở Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất

Theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất sẽ được tổ chức từ 19-21/4/2014 trên phạm vi toàn quốc; trong đó, các hoạt động chính sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.
Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra từ 19-21/4 (Ảnh minh họa: TTXVN)

Nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa đọc trong Ngày Sách VN


Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, nhiều hoạt động từ trung ương tới địa phương sẽ được tổ chức trong tháng 4 nhằm tôn vinh văn hóa đọc.
Ngày 24/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam. Theo đó, Ngày Sách được tổ chức thành hoạt động thường niên với các hoạt động phong phú, đa dạng. 
Hưởng ứng quyết định đó, Bộ thông tin và Truyền thông lên kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích văn hóa đọc trong cộng đồng.
body-Ngay-Sach-1337-1397201891.jpg
Ngày Sách Việt Nam được thành lập với mong muốn thúc đẩy văn hóa đọc.

Mở hội đón Ngày sách VN đầu tiên

Đây là kế hoạch chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức công bố với báo chí vào sáng ngày 11/4. Theo đó, lễ công bố Ngày sách VN sẽ được tổ chức tại công viên Lý Thái Tổ vào lúc 19h30 ngày 19/4.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách VN, các địa phương trong cả nước sẽ tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa đọc và tinh thần hiếu học của dân tộc. Do đây là năm đầu tiên và thời gian gấp gáp, nên các hoạt động tạm thời diễn ra trong hệ thống thư viện công cộng tại các tỉnh, thành trong cả nước.
Ngày sách Việt Nam, văn hóa đọc, tinh thần hiếu học
Hình ảnh Hội sách tại TP.HCM dịp tháng 3 vừa qua.

Hoạt động trong Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên

Ngày 11/4, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố kế hoạch tổ chức Ngày sách Việt Nam năm 2014.

Ảnh: Nhật Anh - TTXVNẢnh: Nhật Anh - TTXVN

Ngày sách Việt Nam lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội, lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam được tổ chức trọng thể vào tối 19/4, tại quảng trường Lý Thái Tổ, truyền hình trực tiếp trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Văn hóa đọc đang “mai một” hay "sống khỏe"?

Chinhphu.vn) - Liệu văn hóa đọc hiện nay đã bị bỏ quên như một số người lo ngại hay đang "sống khỏe"? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần có một cách nhìn nhận mới hơn về văn hóa đọc.
Các bạn trẻ đến với ngày hội sách
Có thể nói chưa bao giờ chúng ta có cơ hội tiếp cận dễ dàng với sách như bây giờ. Hiện nay, ở nước ta, ngành Xuất bản-In-Phát hành sách có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp và khoảng 14.000 công ty phát hành sách. 

3/19/2014

675 điểm bưu điện văn hóa xã có Internet

 - Theo báo cáo nhanh, đến nay Dự án Dự án BMGF-VN đã hoàn thành lắp đặt và đưa trang thiết bị vào sử dụng tại 1.299 điểm, bao gồm 25 thư viện tỉnh, 251 thư viện huyện, 348 thư viện xã và 675 điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX).

Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ (Dự án BMGF-VN). 

Người dân truy cập Internet tại một điểm bưu điện văn hóa xã.
Người dân truy cập Internet tại một điểm bưu điện văn hóa xã.

Bình an trong tâm hồn nhờ đọc sách mỗi ngày

Đọc sách không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà nó còn cải thiện sức khỏe và tạo cảm giác thư thái rõ rệt.

Lần gần đây nhất bạn đọc một cuốn sách hoặc một bài báo với nội dung có giá trị là khi nào? Hay thói quen đọc hàng ngày của bạn chỉ xoay xung quanh những thông tin trên Twitter, cập nhật Facebook hoặc nhắm đến những tin tức kiểu “mì ăn liền” trên Internet? Nếu bạn là một trong số nhiều người không có thói quen đọc sách thường xuyên, bạn có thể sẽ không nhận ra rằng: đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng sau đây:
Kích thích tinh thần
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc vận động trí óc thường xuyên có thể làm chậm tiến trình (hoặc thậm chí là ngăn chặn) bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ khi về già, việc giữ cho trí não của bạn luôn bận rộn sẽ ngăn chặn việc nó bị mất đi sức mạnh.
Cũng giống như mọi cơ bắp trong cơ thể, bộ não cũng cần phải được luyện tập để giữ cho nó luôn khỏe mạnh, vì vậy mà có câu thành ngữ “sử dụng nó hay là mất nó” đặc biệt đúng khi nói về trí não của bạn. Việc giải ô chữ hay chơi cờ cũng được xem là cách rất tốt để giúp cho trí não được vận động.
Giảm bớt căng thẳng
Dù cho bạn bị nhiều căng thẳng áp lực do công việc, trong các mối quan hệ cá nhân, hay vô số những vấn đề khác mà bạn phải đối mặt hàng ngày, tất cả chúng sẽ tan biến khi bạn chìm đắm bản thân vào một câu chuyện tuyệt vời.
Một cuốn tiểu thuyết hay có thể đưa bạn đến những địa hạt mới, trong khi một bài báo hấp dẫn sẽ làm cho bạn tập trung và giữ cho bạn ở trong giây phút hiện tại mà thôi, chúng sẽ giúp làm tan biến căng thẳng và cho phép bạn thư giãn tâm hồn.
reading2-4280-1395205076.jpg
Đọc sách đối với tâm hồn cũng giống như tập thể dục đối với cơ thể.

Sắp có phố sách giữa thủ đô

(LĐO) ĐẶNG CHUNG 
Tràng Tiền có thể là phố sách của thủ đô.

Từ việc Tổ chức Ngày sách Việt Nam: Giới trẻ thờ ơ với văn hóa đọc

(LĐO) ĐẶNG CHUNG 
Hàng trăm bạn trẻ chen chân tại các quầy bán sách tại Hội chợ sách mùa Xuân 2014 tại Thư viện Hà Nội. Ảnh: Nguồn hanoitv.vn

Mùa xuân đến Đà Lạt săn hoa


Hoa rực rỡ từ trong nhà ra ngoài phố, nở rộ trên các công trình công cộng với đủ màu, đủ loại, khiến thành phố mùa xuân thơ mộng và duyên dáng hơn.
Hoa trong vườn
Ngắm hoa trong công viên hay vườn hoa đã trở thành một hoạt động thú vị đối với bất cứ ai mỗi lần ghé thăm Đà Lạt và các tour du lịch. Công viên nằm cạnh Hồ Xuân Hương vào mùa xuân tràn ngập màu sắc các loại hoa Việt và ngoại nhập. Nửa ngày lang thang công viên cũng không đếm và kể hết tên của những loài hoa có mặt ở đây.
Ánh nắng mặt trời và không khí mát mẻ như càng khiến các loài hoa khoe vẻ đẹp độc đáo và mùi hương trước những con mắt ngưỡng mộ của du khách. Đến nay, hoa cúc, hồng, cẩm chướng, cát tường và lay ơn đã được đăng ký là loại hoa đặc trưng dành riêng cho Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu luôn được người yêu hoa tại Đà Lạt nhắc đến là người có công di thực nhiều giống hoa từ châu Âu, châu Á về Đà Lạt như phượng tím, chuông đỏ, sen núi hay tường vi. Không chỉ dừng lại ở những vườn hoa của người dân trồng mang ra chợ bán, Đà Lạt đã được nhiều công ty trồng hoa đầu tư, khai thác với mô hình trồng hoa trong nhà kính.
Hinh-1-7345-1390375071.jpg
Những bó hoa được xử lý và đóng gói tại một xưởng lạnh.

Ba làng hoa nổi tiếng Đà Lạt

Nếu có dịp tham dự Festival hoa Đà Lạt, bạn đừng quên ghé qua 3 làng hoa nổi tiếng của thành phố cao nguyên là Thái Phiên, Hà Đông và Vạn Thành.
Làng hoa Thái Phiên
Thái Phiên thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước từ các khe suối dẫn ra hồ Than Thở, rất thuận lợi để trồng hoa.
Bởi vậy, nếu hơn 50 năm trước, Thái Phiên chỉ trồng một số loại như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay đến đây du khách còn thấy nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan như ly, cát tường, cẩm chướng, tulip… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống, khi thì mơn mởn xanh non, khi thì e ấp nụ, lúc lại bung tỏa sắc màu.
tapchilangviet-5794-1386302781.jpg
Làng hoa Thái Phiên, địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách khi đến Đà Lạt. Ảnh: tapchilangviet

Mười điều nên làm khi đến Đà Lạt

Cafe trong mây, lang thang trên những con phố, nghỉ đêm trong một biệt thự cổ hay chỉ là đến để sống chậm, không công việc, không internet và không cả tivi.
Nghỉ đêm trong một biệt thự tách biệt giữa ngàn thông reo
Tại Đà Lạt hôm nay còn lưu dấu khá nhiều những ngôi biệt thư Pháp cổ nằm trên những đồi thông được chuyển thành các khách sạn nhà nghỉ cao cấp phục vụ khách du lịch. Hãy một lần thử nghỉ lại trong các ngôi biệt thự xinh xắn và đầy đủ tiện nghi để cảm nhận rõ về một đêm Đà Lạt yên tĩnh, lãng mạn và trữ tình.
Ngủ nướng trong chăm ấm giữa không khí se lạnh
Tận hưởng một đêm ngủ trong chăn ấm dễ chịu giữa làn không khí trong lành và thoáng đãng của đất trời cao nguyên. Hãy cho phép mình ngủ dậy muộn một chút, cuộn mình trong chăn ấm giữa một căn phòng sưởi thơm mùi gỗ cùng ánh nến ấm áp.
IMG-9564-JPG.jpg
Nghỉ dưỡng vài ngày trong những căn biệt thự đầy đủ tiện nghi, nơi bạn có thể tự vào bếp và cafe bên khung cửa sổ mờ sương.

Mimosa, con đèo mang tên loài hoa của Đà Lạt

Từng chùm hoa bung nở sắc vàng rực rỡ với hàng trăm cánh nhỏ li ti đã tạo nên một mùa xuân rất riêng cho thành phố cao nguyên.
Khi sắc vàng của dã quỳ nhạt dần là lúc mimosa lại khoác lên Đà Lạt màu áo mới. Cũng là màu vàng nhưng sắc hoa minosa không rực rỡ như dã quỳ mà mong manh, e ấp. Dù vậy, sức sống của mimosa rất bền bỉ bởi suốt từ cuối đông đến hết mùa xuân, hoa bung nở hết đợt này đến đợt khác, trong đó đẹp nhất vẫn là những tháng đầu năm.
Mimosa là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Australia và được đưa về trồng ở Đà Lạt từ những năm đầu xây dựng thành phố. Cây không chỉ cho tán mát mà còn cho hoa rất đẹp, hương thơm dịu nhẹ nên được trồng ngày càng nhiều ở các con đường trong thành phố Đà Lạt.
raovatdalat.jpg
Hoa mimosa bung nở dưới nắng xuân rực rỡ. Ảnh: rvdl

10 món ngon nên thử khi đến Đà Lạt


Không chỉ nổi tiếng với các món ngon độc đáo như xắp xắp, bánh ướt lòng gà, mà Đà Lạt còn nhiều đặc sản vốn khá quen thuộc đã được biến tấu như bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại.
Đến với Đà Lạt, bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thung lũng tình yêu, vườn hoa thành phố hay cao nguyên Lang Biang, thì thưởng thức ẩm thực phố núi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
1. Nem nướng
Không giống như nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế... và chấm nước tương "độc chiêu". Nhờ vậy mà vị béo thơm của nem nướng cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên hấp dẫn. Hai quán nem nướng trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân là địa chỉ dành cho bạn khi muốn thưởng thức món này.
nem-nuong-yan.jpg
Nem nướng Đà Lạt. Ảnh: yan

Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái

Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.
Xuất thân là một giáo viên, sau đó chuyển qua kinh doanh nhà đất, khách sạn, 8 năm nay bà Cúc quyết định  làm nông nghiệp. Không được đào tạo chuyên ngành, hiện tại bà Cúc được đánh giá là một trong những nhà vườn công nghệ cao có đẳng cấp ở Lâm Đồng.
Từ năm 2007, bà Cúc tìm đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương lập vườn trồng rau. Một vài năm đầu bà nếm trải đầy đủ sự vất vả, thậm chí thua lỗ. Sau đó bà đã định hình lại và chuyển hướng qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với những cây trồng mới lạ, độc đáo.
1,3ha đất nông nghiệp của bà Cúc đều được quy hoạch trong nhà kính với nhiều loại cây trồng bằng kỹ thuật canh tác hữu cơ. Trong đó, cây cà chua là niềm say mê thực sự của bà Cúc. Bà luôn dành khoảng 1.000m2 để trồng thử nghiệm các giống cà chua. Giá cà chua quanh năm rất thất thường, người trồng phần lớn bị lỗ, nhưng bà đánh giá loại rau quả này đầy tiềm năng vì là thực phẩm phổ biến trong bếp ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, để làm cà chua hiệu quả về kinh tế không dễ.
ba-Cuc-JPG_1395138318.jpg
Bà Cúc tại vườn cà chua Beef. Ảnh: Quốc Dũng